Qua đêm nhà bạn thân, một lần vô tình thấy mẹ con cô ấy ngủ, tôi thức đến sáng

Tôi cảm thấy lo lắng với những gì cô bạn thân đang làm.

Tôi biết mỗi gia đình, mỗi người mẹ sẽ có cách nuôi dạy con khác nhau và không ai có quyền bắt họ phải làm thế này hay thế khác. Nhưng cũng là một người mẹ, thấy người mẹ khác làm sai thì sự góp ý mang tính xây dựng thực sự rất quan trọng.

Tôi năm nay mới 27 tuổi và hiện đang có một cô công chúa 4 tuổi. Không tự tin mình là người mẹ giỏi nhất, nhưng tôi tự hào vì bản thân đã không ngừng trau dồi để đến hiện tại có thể nuôi dạy một đứa trẻ khỏe mạnh, ngoan ngoãn và thông minh.

Hồi giữa tuần trước, tôi có công việc đột xuất ở ngoại tỉnh và may mắn là nơi tôi đến có cô bạn thân đang an cư lập nghiệp. Thế là tôi đã ngay lập tức liên hệ với bạn để gặp mặt vì cũng khá lâu rồi cả 2 chưa gặp nhau. Kể từ khi cô ấy có con nhỏ, còn tôi quay lại với công việc văn phòng thì thực sự chúng tôi không còn quỹ thời gian giống như thời còn son trẻ nữa.

Ảnh minh hoạ

Lâu lâu mới có cuộc hội ngộ, cô bạn thân đã mở lời mời tôi ở lại nhà qua đêm để cả 2 được dịp tâm sự nhiều hơn. Tôi vui vẻ đồng ý, mọi thứ diễn ra ngày hôm đó rất vui vẻ, nhưng mãi đến nửa đêm, khi tôi vô tình đi ngang phòng cô bạn thân và trông thấy hành động của con trai cô ấy làm với mẹ, tôi vô cùng sốc đến nỗi nghĩ mãi trong đầu và rồi thức trắng đêm đến sáng vì khó ngủ.

Chuyện cụ thể là trong lúc đi vệ sinh, tôi nghe phòng bạn thân có tiếng khóc mè nheo từ con trai 3 tuổi của cô ấy. Đứa trẻ dường như không chịu ngủ, tỏ ra khó chịu. Lúc này, để giải quyết vấn đề, cô bạn thân của tôi ấy vậy mà đã cho con trai “sờ ti” và quả thực cách này đã mang lại hiệu quả, thằng bé ngay lập tức nín khóc rồi ngủ ngon lành. 

Tôi đã đứng hình vài giây khi tận mắt nhìn thấy cảnh tượng này. Không phải là tôi vô duyên xem lén, mà là vì bạn thân đi ngủ nhưng cửa vẫn mở toang. Quay lại phòng, tôi cứ nghĩ mãi về những gì vừa xảy ra, đến mức thức trắng đêm không tài nào chợp mắt được. 

Sau một hồi suy nghĩ kỹ, đến sáng ngày hôm sau, tôi đã gọi bạn mình vào phòng riêng nói chuyện. Tôi thẳng thắn thuật lại những gì mình đã trông thấy vào buổi tối trước đó, và dĩ nhiên không quên cho bạn lời khuyên mang tính xây dựng để bạn có thể chắt lọc được những cách nuôi dạy phù hợp hơn.

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, cô bạn thân lại dễ dãi tin rằng trẻ con đứa nào chẳng thế, còn bảo tôi đừng làm quan trọng hoá vấn đề này lên. Nhưng quả thực, đây là thói quen không hề tốt đối với con trẻ, nếu bố mẹ không can thiệp, uốn nắn thay đổi sớm thì chắc chắn sau này sẽ phải hối hận. Là một người bạn, cũng là một người mẹ nên dĩ nhiên tôi không thể làm ngơ trước cách giáo dục con của bạn thân mình. 

Dù có làm phật lòng bạn, hay thậm chí giận nhau thì tôi vẫn sẽ gửi đến bạn lời góp ý từ tận trái tim, mong bạn có thể cảm nhận được và cân nhắc lại về trường hợp này…

Tâm sự từ độc giả hoaiphuong…@gmail.com

Sờ ngực mẹ khi ngủ là thói quen của nhiều đứa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ thích sờ ngực mẹ vì chúng coi đó là nguồn sống. Ngay từ nhỏ, ngực mẹ cũng chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng, là nơi khiến bất cứ đứa trẻ nào cảm thấy an toàn. Khi ngủ cùng mẹ, dường như đứa trẻ nào cũng thích chạm vào ngực mẹ, thói quen này thường xảy ra ở những giai đoạn như sau khi cai sữa và khi đi mẫu giáo.

Xảy ra hành động này ở trẻ, người mẹ không nên quá gay gắt, cương quyết mà từ từ mềm mỏng. Đối với trẻ 3 tuổi, nhận thức của trẻ về hành động nhiều khi vẫn còn hạn chế. Thời điểm này, cha mẹ không thể dùng lời nói để đạt được hiệu quả, thay vào đó hay sử dụng một con thú bông nhỏ hoặc một đồ chơi nhỏ cho trẻ ôm trước khi đi ngủ. Điều này cũng làm hạn chế việc trẻ thích sờ ngực mẹ và trở nên quen với hành động đó.

Với trẻ trên 3 tuổi, hãy phân tích để trẻ hiểu điều này là không tốt. Ngoài ra, bố hoặc mẹ cần phải giảng giải cho con về kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản. Dạy con cách biết tôn trọng bản thân và cơ thể người khác, không nên chạm vào người khác.

Trong trường hợp trẻ có thói quen sờ ngực người khác khi ngủ thì lại càng đáng quan tâm hơn. Cha mẹ nên ngăn chặn thói quen này ngay khi phát hiện để tránh ảnh hưởng tới tâm sinh lý của bé khi trưởng thành.

TRANG TRI