Quy định rõ các hình thức xã hội hóa trong khám bệnh, chữa bệnh

Sáng 24/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).  

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 12 chương và 121 điều, nhiều hơn 15 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba.

Về giấy phép hành nghề, đối với chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, trên cơ sở ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã bổ sung chức danh “tâm lý trị liệu” tại điểm h,khoản 1 Điều 20;

Giữ quy định về cấp giấy phép hành nghề cho y sĩ gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng, lộ trình đào tạo y sỹ trình độ cao đẳng. Đồng thời, bổ sung quy định Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với từng chức danh chuyên môn.

Về kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề và Hội đồng Y khoa quốc gia, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo quy định việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề sau khi thực hành và do Hội đồng Y khoa thực hiện; lộ trình thực hiện đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh hành nghề, đồng thời, dự thảo bổ sung 01 điều quy định về vị trí pháp lý, nhiệm vụ của Hội đồng Y khoa quốc gia.

Tiêu điểm - Quy định rõ các hình thức xã hội hóa trong khám bệnh, chữa bệnh                                      Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.

Về thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng giao thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ và thu hồi giấy phép hành nghề cho các cơ quan quản lý Nhà nước như quy định tại Điều 29.

Có ý kiến băn khoăn việc quy định giao Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cấp giấy phép hành nghề và việc hành nghề ở khu vực dân sự.

Về điều này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết việc cấp phép hành nghề sẽ được thực hiện trên cơ sở Hội đồng Y khoa Quốc gia đánh giá năng lực hành nghề và các Bộ, Sở Y tế chỉ cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề về hành chính. Do đó, người hành nghề dù được cơ quan nào cấp cũng sẽ được hành nghề trong phạm vi toàn quốc.

Về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu theo hướng, quy định người hành nghề là người nước ngoài bắt buộc phải sử dụng thành thạo tiếng Việt nếu muốn khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam, có lộ trình thực hiện và quy định các trường hợp, điều kiện được sử dụng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt, đồng thời, giao Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn của người phiên dịch và việc việc sử dụng ngôn ngữ khi khám bệnh, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ, người bệnh là người nước ngoài.

Về xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, theo bà Nguyễn Thúy Anh, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo 2 phương án. Qua quá trình lấy ý kiến, đa số ý kiến lựa chọn phương án 2, đó là quy định rõ các hình thức xã hội hóa, đặc biệt chỉ rõ hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư chỉ áp dụng trong việc thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, xây dựng cơ sở hạ tầng và giao Chính phủ quy định chi tiết, đồng thời, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã góp ý vào một số nội dung của phương án này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo phương án 2.

Về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, qua quá trình tiếp thu, chỉnh lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, dự án Luật Giá (sửa đổi) đang được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này; nguyên tắc, phương pháp tính giá cũng như thẩm quyền quyết định giá cần được quy định tại Luật chuyên ngành về giá để đảm bảo tính bao quát, toàn diện, do đó, xin phép Quốc hội cho phép tại Điều 108 chỉ quy định về chi phí khám bệnh, chữa bệnh, việc quản lý, kiểm soát chi phí khám bệnh, chữa bệnh và các yếu tố căn cứ tính giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời, bổ sung quy định ngân sách Nhà nước chi bù các khoản chi phí chưa được tính trong giá khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước tại khoản 4 Điều 106 dự thảo Luật và quy định lộ trình thực hiện việc chi bù này được áp dụng từ 1/1/2027 tại khoản 7 Điều 118.

Tiêu điểm - Quy định rõ các hình thức xã hội hóa trong khám bệnh, chữa bệnh (Hình 2).                                                        Các đại biểu tại phiên họp sáng 24/10.

Bà Nguyễn Thúy Anh cũng cho biết, ngoài các vấn đề lớn nêu trên, Báo cáo số 350 đã nêu 14 nhóm vấn đề khác với 54 nội dung cụ thể bao gồm: nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh; quyền và nghĩa vụ của người bệnh; các vấn đề liên quan đến cấp phép hành nghề, cấp phép hoạt động;

Quyền và nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy định chuyên môn kỹ thuật; về điều kiện đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh; huy động, điều động nguồn lực phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa và dịch bệnh truyền nhiễm nhóm; giải thích từ ngữ… và về quy trình thủ tục.

Từ đó, bà Nguyễn Thúy Anh nêu một số nội dung Ủy ban Thường vụ đề xuất xin ý kiến các ĐBQH đó là: Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh (Điều 4); các chính sách mới được bổ sung (Thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh – Mục 2 Chương VIII và quyđịnh bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh– Điều 58 và Điều 102);

Về Hội đồng Y khoa quốc gia; dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh; cấpchuyên môn kỹ thuật trongkhám bệnh, chữa bệnh; xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; thời điểmthông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)....