Rộ tin đồn nấu cơm bằng nồi cơm điện có thể gây ung thư gan khiến ai cũng khiếp sợ, thực hư thế nào?

CTV
Một số tin đồn lan truyền trên mạng xã hội cho rằng dùng nồi cơm điện nấu cơm có thể gây ung thư, sự thật ra sao?

Bác sĩ Lý, trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật và Tụy tại Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu trực thuộc Đại học Trịnh Châu (Trung Quốc), cho biết vật liệu phổ biến để phủ lớp lót nồi cơm điện bao gồm nhựa teflon và gốm sứ. Do được ứng dụng rộng rãi và có độ ổn định cao nên lớp phủ teflon có chức năng chắn và chống bám dính, khó phân hủy ở nhiệt độ sử dụng bình thường nên không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và không liên quan gì đến các bệnh như ung thư.

Tuy nhiên, việc sử dụng, đun nóng và cọ rửa nồi trong thời gian dài sẽ dần dần gây ra hiện tượng hao mòn lớp phủ bên trong nồi cơm điện, cuối cùng có thể dẫn đến hư hỏng lớp phủ. Trong trường hợp này, cần thận trọng vì lớp phủ bị hư hỏng có thể khiến thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với lớp lót.

Nồi cơm điện tốt làm giảm nguy cơ hại sức khỏe. (Ảnh minh họa). 

Một số vật liệu lót nhất định, chẳng hạn như lớp lót nhôm, có thể giải phóng các yếu tố có hại trong điều kiện nhiệt độ cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, trong quá trình nấu nướng, việc nấu thực phẩm có thể tạo ra một số chất gây ung thư bám vào lớp phủ và xâm nhập vào thực phẩm khi lớp phủ bong ra, làm tăng thêm nguy cơ ung thư.

Tóm lại, việc hư hỏng và bong tróc lớp phủ bên trong của nồi cơm điện có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt khi liên quan đến việc giải phóng và bám dính các chất có hại. Vì vậy, khi phát hiện lớp phủ bên trong của nồi cơm điện bị hư hỏng nghiêm trọng hoặc bị bong tróc thì nên thay thế kịp thời để đảm bảo nấu nướng an toàn. 

Ba hành vi có thể dễ dàng đẩy nhanh quá trình bong tróc lớp phủ

Tổ chức Consumer Reports từng thử nghiệm nồi cơm điện tráng men của hai thương hiệu có doanh số bán hàng tốt trên thị trường, kết quả thử nghiệm cho thấy lớp phủ này sẽ thải ra các chất độc hại ở lòng nồi cơm điện sau khi lớp phủ này bị trầy xước và bong ra, trong đó tổng số lượng chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn an toàn và có thể có tác động xấu đến thực phẩm.  

Cần lưu ý rằng những hành vi sau đây có thể dễ dàng đẩy nhanh quá trình bong tróc lớp sơn lót:

1. Sử dụng nhiều năm mà không thay thế

Sử dụng nồi cơm điện trong thời gian dài có thể đẩy nhanh quá trình bong tróc lớp phủ. Độ bền cơ học của lớp phủ có thể yếu đi khi nó cũ đi, vì vậy việc thay thế nồi trong thường xuyên là một bước quan trọng để duy trì chức năng thích hợp của nồi cơm điện.

2. Vệ sinh không đúng cách

Việc sử dụng các vật cứng như nùi giẻ sắt để vệ sinh, đánh rửa bên trong nồi sẽ làm hỏng lớp phủ và khiến nó bị bong tróc. Nên sử dụng các dụng cụ làm sạch mềm như bọt biển hoặc vải mềm để làm sạch bên trong nồi, nhằm tránh làm trầy xước bề mặt lớp phủ.

Lõi nồi cơm điện cũng có "tuổi thọ", nên thay thế khi đã quá cũ. (Ảnh minh họa)

3. Nấu thực phẩm có tính axit cao

Lớp lót tiếp xúc với thực phẩm có tính axit cao có thể gây hiện tượng bị ăn mòn và bong tróc lớp phủ. Thực phẩm có tính axit sẽ phản ứng hóa học với các chất có trong lớp phủ, làm hỏng tính toàn vẹn của vật liệu. Vì vậy, hãy cân nhắc sử dụng lớp lót bằng thép không gỉ khi nấu các thực phẩm có tính axit để giảm nguy cơ làm hỏng lớp phủ.

Khi mua nồi cơm điện hãy lưu ý các điểm này

Khi nồi cơm điện ở nhà sử dụng lâu ngày mà đáy nồi xuất hiện vết xước và lớp phủ trở nên mờ dần, bề mặt nhiều vết chéo thì cần thay thế.

Số lượng lớp phủ của nồi cơm điện có liên quan chặt chẽ đến độ bền của nó, nói chung, càng nhiều lớp phủ thì độ bền càng cao. Nồi cơm điện cao cấp thường sử dụng ba hoặc thậm chí bốn lớp phủ, những thiết kế phức tạp này có thể đảm bảo lớp phủ chắc chắn hơn.

Các vật liệu phủ nồi cơm điện phổ biến trên thị trường bao gồm lớp phủ Teflon, lớp phủ PFA và lớp phủ gốm. Lớp phủ PFA có khả năng chống ăn mòn nước mặn mạnh mẽ và có tuổi thọ cao hơn. Lớp phủ gốm có độ cứng và khả năng chống mài mòn cao nhưng tác dụng chống dính của chúng có thể yếu đi theo thời gian. Việc chọn vật liệu phủ thích hợp dựa trên nhu cầu cá nhân của bạn.