Tết Đoan Ngọ treo thứ này trước cửa, cả năm gia đình bình an, ăn nên làm ra

CTV
Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng thì người Việt còn cho rằng Tết Đoan Ngọ là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa.

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, “Tết giết sâu bọ”, thường diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ.

Nếu như Tết Nguyên Đán là lễ quan trọng nhất mở đầu cho một năm thì Tết Đoan Ngọ sẽ mở đầu cho một mùa vụ. Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng thì người Việt còn cho rằng Tết Đoan Ngọ là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa. Vì thế, đây là ngày rất được coi trọng.

Vào ngày này, nhiều gia đình sẽ treo lá ngải cứu hoặc xương bồ trước cửa nhà. Bởi theo phong thủy, ngải cứu và xương bồ là vật thuần dương, giúp chuyển hóa năng lượng trên các đồ vật, đồ gia dụng cũ. 

Dân gian quan niệm, nếu treo ngải cứu hoặc lá xương bồ trước cửa nhà vào Tết Đoan Ngọ sẽ có tác dụng giải trừ vận đen, tiêu trừ tai ách, xua đuổi tà ma. Hoặc, đốt một ít lá ngải cứu đem xông trước những đồ vật hoặc đồ gia dụng cũ hoảng 30 giây có thể giúp tiêu trừ ám khí, xua đuổi hung tinh tích tụ.

Không chỉ xua đuổi những điều không may mắn, lá ngải cứu và lá xương bồ còn giúp mang lại may mắn, mở lối rước Thần Tài vào nhà. Từ đó, nhiều người tin rằng treo 2 thứ lá này trước cửa vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp gia đình có một năm bình yên, sung túc, mọi việc xuôi chèo mát mái, vạn sự như ý, đặc biệt trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh. 

Ngoài ra, mùi thơm độc đáo của ngải cứu và xương bồ còn có tác dụng đuổi muỗi, thanh lọc không khí, mang đến cho con người môi trường sống sảng khoái, dễ chịu.

Cách treo ngải cứu trước nhà đúng phong thủy vào dịp Tết Đoan Ngọ

Đối với ngải cứu, bạn nên chọn những lá ngải cứu còn xanh tươi, không sâu bệnh và buộc thành từng chùm bằng sợi tơ đỏ. Mỗi chùm nên buộc 5 cây ngải cứu, tương ứng với ngày mùng 5/5 âm lịch

Nên treo chùm ngải cứu ở cửa ra vào hoặc nơi dễ thấy trong nhà. Điều này không chỉ giúp hương thơm thảo mộc của ngải cứu lan khắp nhà mà còn có tác dụng xua đuổi tà ma, những điều xui xẻo ra khỏi nhà.

Để tăng thêm may mắn, bạn có thể treo đối xứng hai chùm ngải cứu ở hai bên cửa. Khi treo, rễ cây hướng lên trên và ngọn hướng xuống phía dưới. Cách này có thể giúp ngải cứu tươi lâu hơn, mùi thơm của ngải cứu kéo dài hơn.

Ngoài ra, cũng giống như dán chữ “hỷ”, treo ngải cứu ngược cũng mang ý nghĩa “may mắn cát tường”, chúc gia đình bạn gặp nhiều may mắn, sức khỏe.

Trong quá trình treo ngải cứu, bạn nên bày tỏ lòng thành kính với bề trên và cầu nguyện gia đình mình được may mắn, bình an, tránh xa bệnh tật, tai họa.

Sau khoảng 20 ngày, ngải cứu sẽ khô hoàn toàn, lượng dầu đã cạn kiệt, lúc này bạn có thể gỡ bỏ ngải cứu đi.

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!