Tỷ lệ viêm phổi và suy hô hấp do bội nhiễm vi khuẩn có thể suy giảm nhờ cách này!

CTV
Adenovirus là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi nặng, có thể để lại di chứng lâu dài nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng bệnh lý càng diễn biến phức tạp hơn nếu trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn. Chính vì vậy, mẹ nên phòng tránh từ sớm cho con nhờ những cách đơn giản này.

Bội nhiễm vi khuẩn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp của trẻ

Virus đường hô hấp là tác nhân gây bệnh thường xuyên nhất ở người, có tác động đáng kể đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trên toàn thế giới, chủ yếu ở trẻ em.

Ước tính khoảng 30% tổng số trẻ sơ sinh sẽ bị nhiễm virus đường hô hấp cần được chăm sóc y tế và 2% trong số đó sẽ phải nhập viện. Khoảng 10% tổng số trẻ em sẽ bị viêm tiểu phế quản trong năm đầu đời, và 60–90% trong số đó là do virus đường hô hấp. Ở một số vùng nhất định, nhiễm trùng đường hô hấp dưới do virus đường hô hấp gây ra là nguyên nhân dẫn đến 85% số ca nhập viện ở trẻ trong các đợt bùng phát.

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus như virus cúm, adenovirus… đều dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp từ nhẹ đến trung bình, bệnh nặng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường, kết quả bệnh tồi tệ nhất liên quan đến nhiễm vi khuẩn thứ phát như tụ cầu vàng và phế cầu gây ra. Bội nhiễm vi khuẩn có thể dẫn đến việc nhập viện hoặc tử vong của cả bệnh nhân mắc bệnh phổi từ trước và những người khỏe mạnh trước đó, điều này phụ thuộc vào độ tuổi và sức đề kháng hô hấp của trẻ.

Khi nhiễm virus, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy yếu, cùng với đó là sự tổn thương niêm mạc đường hô hấp do virus gây ra, rất dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, làm nặng thêm tình trạng bệnh lý ở trẻ. Bội nhiễm có thể gây ra tình trạng suy hô hấp nặng, trẻ cần hỗ trợ thở máy, thậm chí có trường hợp phải chạy tim phổi ngoài cơ thể. Tình trạng “bệnh chồng bệnh” khiến trẻ đối diện với nguy cơ tử vong nếu không có các biện pháp phòng tránh bội nhiễm vi khuẩn kịp thời.

Số ca nhập viện do Adenovirus tăng cao cùng với nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn

Những phương pháp phòng tránh bội nhiễm vi khuẩn từ sớm cho trẻ

Để giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn cũng như các loại virus gây bệnh khác thì việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh là cần thiết. 

Dạy con cách vệ sinh mũi họng, rửa tay thường xuyên sạch sẽ, đặc biệt trước khi cho trẻ ăn, sau khi con tham gia các hoạt động vui chơi. Cha mẹ, người chăm sóc cũng cần vệ sinh sạch sẽ tay trước khi chế biến đồ ăn, hoặc tiếp xúc gần với trẻ. Luôn cố gắng đeo khẩu trang, che chắn cho trẻ khi ra ngoài, ở môi trường công cộng, hạn chế đối đa tiếp xúc với người bị ốm, bệnh. 

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cho trẻ.

Ngoài ra, giải pháp tăng cường sức đề kháng hô hấp bằng cách kích thích cơ thể trẻ tự sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp một cách an toàn cũng đang được quan tâm hiện nay. Một trong số đó, chính là ứng dụng ly giải vi khuẩn như là “vaccin đường uống” cho trẻ, giúp phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.

Ly giải vi khuẩn - Ứng dụng trong phòng tránh bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp

Ly giải vi khuẩn là những mảnh vỡ tế bào của các vi khuẩn thường gây bệnh đường hô hấp. Khi ngậm sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại vi khuẩn, đặc biệt tại các vị trí cửa ngõ của đường hô hấp. Hiện nay, ly giải vi khuẩn được sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả di chứng của cảm lạnh và cúm thông thường. Đặc biệt, nó có công dụng trên viêm phế quản cấp và mãn tính, đau thắt ngực, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ly giải vi khuẩn cũng có thể được sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng kháng lại các loại thuốc kháng sinh thông thường và di chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút.

Cùng với ly giải vi khuẩn, vitamin C cũng được biết đến với tác dụng kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch. Một thử nghiệm liên quan đến việc bổ sung vitamin C đã được thực hiện trên đối tượng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (viêm phế quản và viêm phế quản phổi). Việc bổ sung vitamin C đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể bạch cầu ngay cả khi có nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. . 

Bổ sung ly giải vi khuẩn và vitamin C được cho là có tác dụng hiệp đồng đem lại lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp hiệu quả. 

Nghiên cứu tiến hành tại Séc cho thấy, việc bổ sung chế phẩm TPBVSK GS Imunostim với thành phần gồm ly giải vi khuẩn kết hợp với vitamin C cho thấy tác dụng làm giảm hơn 50% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp. 103 người tham gia nghiên cứu (46 nam và 57 nữ), thu được kết quả là 93% trong số đó đạt hiệu quả sau khi sử dụng  sản phẩm.

Sản phẩm không chứa các thành phần có thể gây hại đối với sức khỏe của trẻ như: không Gluten, lactose, màu thực phẩm và được tin dùng trên 30 quốc gia, đã được nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam và được cấp phép bởi bộ Y Tế.

TPBVSK GS Imunostim Junior có dạng viên ngậm tiện lợi, tác dụng tại chỗ, có hương dâu vị ngọt dịu kết hợp với vị chua nhẹ của vitamin C phù hợp với trẻ nhỏ. Sản phẩm giúp hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp, hỗ trợ giảm nguy cơ viêm mũi họng, viêm phế quản, nên được sử dụng sớm trước khi giao mùa hay các thời điểm trẻ có nguy cơ mắc bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp như khi trẻ quay trở lại trường học, đặc biệt với trẻ có sức đề kháng hô hấp kém.

TPBVSK GS Imunostim Junior có dạng viên ngậm tiện lợi, tác dụng tại chỗ, có hương dâu vị ngọt dịu kết hợp với vị chua nhẹ của vitamin C phù hợp với trẻ nhỏ. Sản phẩm giúp hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp, giảm nguy cơ viêm mũi họng, viêm phế quản, nên được sử dụng sớm trước khi giao mùa hay các thời điểm trẻ có nguy cơ mắc bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp như khi trẻ quay trở lại trường học, đặc biệt với trẻ có sức đề kháng hô hấp kém.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ

Hotline: 1800.8070

Địa chỉ công ty: Tầng 22, tòa nhà Viwaseen, 48 Tố Hữu, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.