Văn phòng tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: Thấy gì từ công tác sử dụng vốn đầu tư công?

Nhiều gói thầu do Văn phòng tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức thực hiện có giá trị hàng chục tỷ đồng nhưng tỉ lệ tiết kiệm lại loanh quanh mức 0 %.

Nhiều gói thầu do Văn phòng tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức thực hiện có giá trị hàng chục tỷ đồng nhưng tỉ lệ tiết kiệm lại loanh quanh mức 0 %.

Luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định rõ về nguyên tắc nền tảng của đấu thầu, đó là bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Thời gian qua, việc triển khai luật Đấu thầu ở một số địa phương, ngành, lĩnh vực chưa chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ, kỉ luật, thực trạng người đứng đầu lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm quy định về đấu thầu… đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguyên tắc kể trên, trong đó có hiệu quả kinh tế khó đạt như kỳ vọng. Mà như nhiều chuyên gia nhận định, đấu thầu tỉ lệ tiết kiệm thấp sẽ có thể gây thất thoát rất lớn cho ngân sách Nhà nước.

Kết quả khảo sát trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia ghi nhận khá phổ biến tình trạng đấu thầu không cạnh tranh (gói thầu được đấu thầu công khai rộng rãi qua mạng nhưng lại chỉ duy nhất 1 nhà thầu tham gia dự thầu rồi trúng thầu). Tỉ lệ cạnh tranh thấp là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tiết kiệm nhỏ giọt, không đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của quá trình đấu thầu.

354086150286788536005887339390024397211964n

Nhiều gói thầu do Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng phê duyệt có tỉ lệ tiết kiệm nhỏ giọt cho ngân sách.

Văn phòng tổng cục Giáo dục nghề nghiệp – sau đây gọi tắt là Văn phòng (địa chỉ tại 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) thuộc bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Với tư cách bên mời thầu và chủ đầu tư, Văn phòng đã sử dụng ngân sách Nhà nước tổ chức đấu thầu với khoảng: 45,45% lĩnh vực hàng hóa; 45,46% lĩnh vực tư vấn và 9,09% lĩnh vực hỗn hợp.

picture11

Một số gói thầu mà Văn phòng tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp từng tổ chức đấu thầu, tỉ lệ tiết kiệm sát mức 0 đồng.

Trong số các gói thầu từng thực hiện, nhiều gói giá trị lớn nhưng tỉ lệ tiết kiệm lại rất “cỏn con”.

Có thể kể đến gói thầu Cung cấp, lặt đặt thiết bị, phần mềm và đào tạo trị giá 87,3 tỷ đồng nhưng sau quá trình đấu thầu, số tiền tiết kiệm chỉ 155 triệu đồng (đạt tỉ lệ 0,18%); gói thầu 53,3 tỷ đồng Xây dựng phần mềm cũng chỉ tiết kiệm ở mức nhỏ giọt là 80 triệu đồng, đạt tỉ lệ 0,15%;

Hay như gói thầu 6,2 tỷ đồng, tiết kiệm rất tượng trưng chỉ 14 triệu đồng. Ở gói thầu này, công ty Cổ phần Tin học Bình Minh là nhà thầu duy nhất tham gia dự thầu và trúng thầu.

Thậm chí, gói thầu Tư vấn lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trị giá 5,4 tỷ đồng lại có tỉ lệ tiết kiệm bằng 0.

Cần lưu ý rằng, mục tiêu lớn lao của đấu thầu là tiết giảm tối đa cho ngân sách Nhà nước, tránh lãng phí, thất thoát, tiêu cực. Các đơn vị là chủ đầu tư cần nghiêm túc thực hiện trách nhiệm này, giảm tải gánh nặng cho đầu tư công.

Liên quan đến hiệu quả công tác đấu thầu, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội đưa quan điểm cá nhân: Cần có rà soát chuyên ngành đồng bộ, không để tiền ngân sách Nhà nước bị thất thoát. Vì đó là từng đồng thuế của dân đóng góp, khi bị chi tiêu lãng phí, không đúng mục đích thì rất xót.

Dương Thu