5 cách nói chuyện kiểu này gây khẩu nghiệp gánh cả đời không hết nên cần tránh ngay

Hậu quả của khẩu nghiệp cũng là vô cùng, không dương thì âm, sớm hay muộn thì cũng đều có báo ứng.

Khẩu nghiệp là gì?

Khẩu nghiệp là hành động tạo tác nhiều lần có chủ ý, của Thân, Miệng và Ý, nguyên nhân đưa tới quả báo, cả hai “nghiệp” và “quả báo” tạo thành” luật nhân quả”, tuần hoàn không dứt, đưa con người luân hồi khắp sáu cõi.

Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Chửi bới và nói xấu hay đi rêu rao về người khác mà người ta không phản ứng, hay không biết thì như kẻ tự ngửa cổ lên trời phun nước bọt rồi chỉ rơi trúng mặt mình. Vậy tốt nhất không nên đi nói xấu ai khắp mọi nơi, dù họ có làm điều không tốt thật mà không gây hại đến bản thân mình và cộng đồng. Bởi ngậm máu phun người thì tanh mồm mình trước.

Vì vậy sống ở đời nên tránh xa những lời lẽ khẩu nghiệp sau để cuộc sống luôn bình an và hạnh phúc.

Thứ nhất: Nói dối

Phật giáo coi trọng sự thật và điều thật, nên nói dối là một trong những tội nghiệt nặng. Người mà mở miệng ra là nói dối, nói dối không chớp mắt, nói dối tới quen miệng, thuận lời, không cần suy nghĩ, chính mình còn không cảm nhận được mình đang nói dối. Thật là nguy hiểm!

Những người này đôi khi nói dối cũng không phải là để hại người mà nói dối cho vui, ba hoa, nhưng không biết rằng như thế là rước họa vào thân. Người gặp thì đề phòng, bạn bè gặp thì lánh xa, nhân duyên gặp thì vụt mất. Vì, Phật dạy về cuộc sống, dù nói dối xuất phát từ hảo tâm hay ác ý đều là tạo nghiệp xấu, làm tổn hại danh dự và hạ thấp bản thân.

Phàm ở đời, những người đặt điều dựng chuyện, nói lời gian dối thường được xem là hiện thân của ma quỷ, khi chết sẽ phải xuống địa ngục. Những người này đồng thời cũng là căn nguyên của mâu thuẫn, thị phi.

Bởi vậy mới có câu: “sự thông minh sáng suốt nhất đó chính là sự thật”. Dù bạn có cho rằng lời nói dối vô thưởng vô phạt của mình cũng không hề làm hại đến ai thì sự thật vẫn chỉ có một, chỉ có bạn mới hiểu được rằng bản thân mình vừa nói/làm một điều sai trái với lẽ tự nhiên.

Thứ 2: Nói lời ác ý

Lời ác khẩu xuất phát từ những tâm hồn bị tổn thương, thiếu thốn tình cảm. Bất cứ lời nào nói ra dù là để tự vệ hay tấn công mà làm tổn hại đến danh dự, nhân cách của người khác cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tự tích thêm nghiệp quả cho mình. Vì vậy, hãy cẩn trọng hơn nữa trong lời ăn tiếng nói hàng ngày bởi “giết chết một con người bằng đao kiếm cũng không đáng sợ bằng việc giết chết một tâm hồn bằng lời nói”.

Thứ 3: Nói lời thêu dệt

Cổ nhân có câu “một nửa sự thật không phải là sự thật”. Bạn cho rằng mình vẫn nói đúng những gì đã có và chỉ “thêm thắt” một vài tình huống hài hước hay ly kỳ hơn để phiếm chuyện thì cũng đừng nên làm vậy.

Lời nói ra chỉ nên vừa đủ nghe, vừa đủ hiểu và vừa đủ chân thành, chỉ cần truyền đến người sau câu chuyện sẽ trở thành thứ khác. “Tam sao thất bản” cũng là một trong những lỗi lầm mà con người thường vô tình mắc phải.

Thứ 4: Nói chuyện nặng nề

Nói chuyện thường độc mồm độc miệng là cách nhanh nhất để gánh khẩu nghiệp, nhân quả đến rất đúng lúc. Không nói được lời tốt, hãy giữ mồm giữ miệng.

Nhân sinh nhiều muộn phiền, ai cũng muốn nhẹ nhõm, đừng khiến ai cảm thấy gánh nặng vì lời nói của mình. Không nói được lời hay, hãy lấy im lặng là vàng.

Vì vậy muốn tránh được điều này, tốt nhất nên có tâm quan sát học hỏi và tự đúc rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình thay vì can thiệp vào những cuộc bình luận vô nghĩa.

Thứ 5: Lời lẽ khiêu khích

Người dùng ngôn ngữ khích bác, gợi lên lòng tham, sân, si của người khác, tuy cười nói bóng bẩy đấy mà bụng dạ sâu xa, cũng là ác nghiệp. Nếu không thể giúp được gì cho người khác thì không nên hại người, nếu không thể dùng từ bi mà hóa độ tham, sân, si của người khác thì cũng không nên khơi gợi, cổ vũ những thói xấu ấy.

Trúc Chi t/h