Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc họ cam chanh, có tên khoa học là Citrus medica L.var.sarcodactylis Swingle và tên trong dược liệu là Fructus citri Sarcodactylis. Bề ngoài của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật do đó nhiều người cho rằng loại quả này là quả linh thiêng và thường dùng để thờ cúng.
Hoa phật thủ nở có mùi thơm và quả thì không có nước bên trong, không có ruột mà chỉ có phần lõi xốp bên trong. Quả phật thủ không thể ăn trực tiếp được, nhưng bạn có thể dùng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn bổ dưỡng và dùng làm các bài thuốc quý.
1. Giảm đau
Các hợp chất hữu cơ thơm được tìm thấy quả phật thủ như coumarin, limonin, diosmin và bergapten là những chất giảm đau. Chúng cũng chống viêm giúp giảm sưng và đau. Nó có thể làm giảm viêm và đau do vết cắt, phẫu thuật, vết bầm tím, vết thương và bong gân.
2. Tốt cho sức khỏe phụ nữ
Quả phật thủ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đau bụng kinh, chuột rút và khí hư bất thường. Nguyên nhân là do phật thủ có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ. Để khắc phục các vấn đề này có thể sử dụng trà quả phật thủ phơi khô như một loại thức uống hàng ngày.
3. Điều trị các bệnh về đường hô hấp
Quả phật thủ có chứa hợp chất cồn nhẹ có tác dụng điều trị các bệnh về đường hô hấp. Nó giúp loại bỏ ho và đờm từ hầu họng, giảm đau và giúp dễ thở. Nó cũng giúp điều trị hen suyễn ở một mức độ nào đó. Ngâm trái cây trong một bát nước với một ít đường sẽ giúp bạn bớt cảm giác khó thở.
4. Tăng cường miễn dịch
Có một loại polysaccharide cụ thể được tìm thấy trong trái phật thủ giúp tăng cường hoạt động tiêu diệt vi khuẩn của tế bào bạch cầu. Điều này cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa nhiễm trùng như cảm lạnh và cúm. Vitamin C chống lại nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi sinh vật.
5. Điều hòa huyết áp
Quả phật thủ giúp thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp. Ngoài ra, phật thủ còn giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch như đau tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ.
6. Chữa đau dạ dày
Theo y học dân tộc, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm, đi vào hai kinh phế và tì, có tác dụng hành khí chỉ thống, hoá đờm, kiện vị, chỉ khái, giúp tiêu hoá, cầm nôn mửa, chữa ho. Qua nghiên cứu người ta thấy trong phật thủ có tinh dầu và một chất flavonoit gọi là hesperidin. Trong nhân dân ta, phật thủ được dùng chủ yếu để chữa ho dai dẳng có nhiều đờm, chữa đau dạ dày, bụng đầy trướng, nôn mửa.
Với những công dụng tuyệt vời trên, bạn sẽ không cần phải suy nghĩ sau Tết phật thủ có thể dùng làm gì. Đừng lãng phí vứt vị thuốc tuyệt vời này nhé, hãy thực hiện để vừa chăm sóc sức khỏe và tiết kiệm được chi phí.