7 thói quen xấu dễ gây tổn thương não bộ ở trẻ em, cha mẹ cần hết sức lưu ý

Não bộ một khi bị tổn thương sẽ để lại những di chứng nặng nề, vì vậy bảo vệ bộ não là điều kiện tiên quyết để có cuộc sống khỏe mạnh.

Đối với trẻ em, não bộ chưa phát triển hoàn thiện, càng nhỏ não bộ càng “mỏng manh”, để não bộ của trẻ hoạt động tốt hơn, nhiều bậc cha mẹ đã thực hiện các chế độ dinh dưỡng hoặc các hình thức tập luyện khác nhau để kích thích tiềm năng của trẻ. Nhưng trong cuộc sống, trẻ có thể có nhiều thói quen vô thức, vô hình làm tổn thương bộ não mà không hề hay biết.

1. Ăn nhiều đồ ngọt

Đường luôn mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc vui vẻ, đồng thời cũng là gia vị khiến nhiều người không thể bỏ được, lượng đường hấp thụ phù hợp có thể đảm bảo nhu cầu cơ bản của cơ thể, khiến tinh thần vui vẻ hơn. Nhưng nếu dùng quá nhiều, nó có thể là một thảm họa, thậm chí gây tử vong cho trẻ em trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển.

Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến trẻ kén ăn, cảm thấy thức ăn nhạt vị, thích ăn thịt hoặc các món có vị đậm đà, nạp quá nhiều đường dễ dẫn đến thừa glycogen trong cơ thể, béo phì, thậm chí là tim mạch. Đáng sợ hơn, ăn quá nhiều đường sẽ làm giảm số lượng tế bào thần kinh ở vùng hippocampus ở giữa não, khiến não bị đình trệ, suy nghĩ chậm chạp, mất trí nhớ. Vậy nên, cha mẹ cần kiểm soát chặt chẽ lượng đồ ngọt trẻ ăn, chỉ nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

2. Tư thế ngồi không đúng cách

Đời sống - 7 thói quen xấu dễ gây tổn thương não bộ ở trẻ em, cha mẹ cần hết sức lưu ý

Bé thích bắt chéo chân hoặc rung chân, cột sống cong, đầu nghiêng sang một bên, mắt dán quá gần vào trang giấy, nằm sấp làm bài tập, những tư thế xấu này sẽ khiến việc viết và đọc của bé trở nên khó khăn, từ đó gây sưng mắt và giảm thị lực. Để cột sống ở trạng thái cong trong thời gian dài sẽ chèn ép các dây thần kinh cột sống và mạch máu khiến máu cung cấp lên não không đủ, tê liệt dây thần kinh, đau mỏi vai gáy, đau đầu, chóng mặt, thiếu máu lên não, thiếu tập trung, thậm chí tính cách cáu bẳn và ảnh hưởng đến não bộ nghiêm trọng.

Vì vậy, khi con ngồi học cha mẹ phải chú ý sửa tư thế ngồi xấu cho con. Nếu có thể, hãy kết hợp bàn và ghế có chức năng điều chỉnh để giúp trẻ luôn duy trì tư thế ngồi đúng.

3. Thiếu ngủ

Đối với trẻ em, thiếu ngủ có thể chia thành nguyên nhân chủ động và bị động. Nguyên nhân chủ động chủ yếu là xem tivi, nghịch điện thoại dẫn đến đến thức khuya, nguyên nhân bị động là do bài vở quá nhiều hoặc người nhà có thói quen thức khuya khiến trẻ không được nghỉ ngơi đúng giờ.

Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giới hạn trên của sự phát triển trí tuệ, đồng thời cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bài tiết các hormone khác trong cơ thể. Những đứa trẻ này có vẻ chậm lớn, nước da nhợt nhạt, thiếu tập trung, tính cách trở nên nóng nảy.

Để tránh những vấn đề này, cha mẹ phải nhắc nhở trẻ nghỉ ngơi đúng giờ, không thức khuya, đồng thời tạo thói quen đi ngủ đúng giờ cho cả nhà, làm gương tốt, đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc.

Đời sống - 7 thói quen xấu dễ gây tổn thương não bộ ở trẻ em, cha mẹ cần hết sức lưu ý (Hình 2).

4. Trùm kín chăn khi ngủ

Trùm kín đầu khi ngủ, thứ mà khoang mũi hít thở chính là không khí trong khoảng trống nhỏ trong chăn không đủ trong lành, hàm lượng không khí không đủ, duy trì thói quen này lâu ngày sẽ khiến trẻ hô hấp không được hiệu quả, gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Nếu tần suất quá cao sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não, không cung cấp đủ dưỡng chất cho hoạt động của não khiến trẻ tỏ ra bơ phờ, lơ mơ, kém tập trung.

5. Bỏ bữa sáng

Bất kể trẻ em hay người lớn, sau một đêm ngủ nướng, hệ tiêu hóa của cơ thể sẽ rơi vào tình trạng cực kỳ thiếu dinh dưỡng, nếu không ăn vào buổi sáng thì tình trạng thiếu chất của cơ thể sẽ càng trầm trọng hơn, dễ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như trào ngược axit dạ dày, lâu dần dẫn đến đau dạ dày, buổi sáng không có sức lực, thậm chí có thể có các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, trường hợp nặng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển,. Việc ăn đúng giờ, đặc biệt là ăn sáng không chỉ đảm bảo dinh dưỡng toàn diện mà còn có vai trò sống còn đối với sự phát triển của trẻ.

6. Lười tập thể thao

Đời sống - 7 thói quen xấu dễ gây tổn thương não bộ ở trẻ em, cha mẹ cần hết sức lưu ý (Hình 3).

Vận động hợp lý có thể nâng cao thể chất và khả năng miễn dịch của trẻ, giúp trẻ có sức đề kháng tốt và cao lớn hơn. Đối với những trẻ không vận động trong thời gian dài, khả năng điều phối và kiểm soát của não bộ đối với cơ thể sẽ suy giảm, cơ thể ngày càng trở nên kém linh hoạt, lâu ngày không chỉ khiến người thiếu năng lượng, mất đi sức sống, mà còn khiến chức năng thể chất suy giảm, dễ bị thương và bệnh tật hơn, thậm chí phản ứng của não bộ cũng ngày càng chậm chạp.

Vì vậy, cha mẹ phải đảm bảo cho trẻ vận động đúng mức, tham gia nhiều các môn thể thao ngoài trời không chỉ giúp trẻ tự do khám phá, rèn luyện thân thể, giúp trẻ luôn khỏe mạnh.

7. Cha mẹ hay mắng mỏ con cái

Nếu cha mẹ thường xuyên chỉ trích, chèn ép con cái sẽ khiến não bộ của trẻ luôn trong tình trạng áp lực cao, lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ, đồng thời có thể dẫn đến nhiều bệnh tâm thần.

Là cha mẹ, hã động viên, khen ngợi con nhiều hơn, dù con có làm sai điều gì thì cũng phải kiểm soát giọng điệu, thái độ của mình, không nên tạo áp lực tâm lý quá lớn cho con.

Hà Thương (Theo Aboluowang)