Bí quyết giúp bạn đối phó với `mưu hèn kế bẩn` của tiểu nhân nơi công sở

Cuộc sống vốn dĩ luôn chứa đựng những chuyện bất công, đặc biệt là chốn công sở. Vậy làm sao để đối phó với những chuyện không muốn có này.

Hãy đọc câu chuyện dưới để có cách giải quyết những kẻ "mưu hèn kế bẩn" chốn công sở nhé.

Ảnh minh họa

Một vị Tổng giám đốc của một công ty lớn đã quyết định đưa ra một hoạt động trưng cầu ý kiến và đóng góp xây dựng văn hóa công ty dành cho toàn bộ nhân viên. Sếp Tổng yêu cầu mỗi nhân viên của các phòng ban ngày nào cũng phải mang theo một túi đựng táo.

Mỗi quả táo trong túi chính là một cái tên của đồng nghiệp mà họ đang không thích, họ thấy rằng người này thiếu năng lực, không phù hợp với công ty, cần phải thay đổi cách làm việc hay thậm chí cần phải thuyên chuyển hoặc nghỉ việc, kể cả tên các trưởng phòng, phó phòng và giám đốc.

Số táo trong túi của mỗi người sẽ không bị giới hạn, vì nó phụ thuộc vào số lượng người mà nhân viên ấy không ưa và muốn họ thay đổi. Tất nhiên, mỗi người cần phải tuyệt đối bảo mật về những cái tên trong túi táo và những điều họ muốn gửi gắm và phải buộc nó thật chặt. Chỉ có Tổng giám đốc quyền lực nhất mới được biết nội dung trong các túi táo. Kết thúc 4 tuần trưng cầu ý kiến sẽ là một buổi thuyết trình của cá nhân về số táo ấy, ai có những đóng góp tích cực nhất sẽ được giám đốc trọng thưởng.

Khi cuộc vận động bắt đầu, ai ai cũng hồ hởi chuẩn bị táo và nghĩ xem mình cần chuẩn bị gì cho buổi thuyết trình cá nhân. Sếp Tổng đề nghị nhân viên nào cũng phải mang túi táo của mình bên cạnh ở bất cứ nơi đâu trong đúng một tháng, nhưng phải giữ nguyên số táo lúc đầu.

Ảnh minh họa

Tuần thứ nhất, nhiều người có túi táo rất nhẹ, dường như chỉ có vài quả. Nhưng cũng có nhiều người ngay từ những ngày đầu đã phải mang vác khệ nệ. Một tuần trôi qua, các nhân viên đều cố gắng suy nghĩ để tìm ra lỗi của các đồng nghiệp , nghĩ tới những người làm mình không hài lòng, với hi vọng sẽ làm thay đổi công ty, mang những điều tích cực nhất cho môi trường mình đang làm việc. Cứ thế, số táo tăng lên mỗi ngày.

Sang đến tuần thứ hai, nhiều người bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sức nặng của túi táo và mùi táo thối bắt đầu bay ra, ngay cả khi họ đã buộc túi táo rất chặt. Khổ nhất là những người vừa phải xách nặng, vừa phải ngửi mùi táo thối trong suốt một ngày dài làm việc. Tới tuần thứ ba, không ai thực sự muốn thêm một quả táo nào vào túi của mình, mà chỉ mong đến ngày hoạt động góp ý này kết thúc.

Tuần cuối cùng, mùi táo thối khiến cả công ty nặng nề và khổ sở. Không ai còn có thể nghĩ đến việc tìm lỗi, bắt lỗi của người khác nữa, đơn giản là bởi họ đã quá khổ sở trong việc giữ và vác túi táo thối nặng nề đi khắp mọi nơi, nhiều khi những người xung quanh cũng phải tránh xa và lắc đầu không hiểu.

Ai cũng ân hận là mình đã không có cái nhìn tích cực hơn với người khác. Họ tự nhiên cảm thấy những đồng nghiệp mà họ chê trách và coi thường vẫn còn có rất nhiều điểm tích cực.

Đến ngày cuối cùng, khi chuẩn bị được giải thoát khỏi túi táo thối, các nhân viên đều cảm thấy như chính tâm hồn mình được giải thoát. Không ai còn muốn hùng biện hay thuyết trình nữa, mà chỉ muốn tĩnh lặng để suy nghĩ về hoạt động vừa rồi và bản thân mình. Khi tới gặp vị Tổng giám đốc cùng với túi táo thối của mình, ai ai cũng xúc động và cảm thấy bản thân cần phải suy nghĩ lại về những lời chia sẻ về ý nghĩa bao hàm hoạt động này của sếp Tổng.

“Các đồng nghiệp thân mến của tôi, tôi muốn chia sẻ với các bạn trong những kinh nghiệm quý báu nhất cuộc đời mà tôi đã trải qua thì đây chính là bài học sâu sắc mà tôi đã được học và bây giờ tôi muốn chia sẻ lại với các bạn. Túi táo thối mà các bạn đang cầm trên tay chính là tâm trạng của bạn khi bạn coi thường, ghét bỏ, kì thị hay định kiến về một ai đó. Chính những cảm xúc tiêu cực này làm ô nhiễm trái tim bạn và bạn sẽ phải chịu đựng nó ở bất cứ nơi nào bạn tới.

Không ai trên đời hoàn hảo cả, ai cũng còn những mặt tốt mà những người khác không biết đến, lấy đâu ra một viên ngọc óng ánh mà chưa qua mài giũa, phải không? Tất cả chúng ta, ai cũng có những mặt tích cực của họ để chúng ta hi vọng, động viên và khích lệ, giúp đỡ và hỗ trợ. Nếu bạn không thể chịu được mùi táo thối trong một thời gian ngắn ngủi đó thì tôi tin các bạn cũng chẳng thể chịu được mùi hôi thối của ghét bỏ, thù hận, kì thị và định kiến trong lòng trong suốt cả cuộc đời rất dài của bạn.

Tôi thật vui mừng vì các bạn đã tìm được bí quyết tốt nhất để đóng góp cho sự phát triển của công ty, đó chính là nỗ lực phối hợp và tương trợ lẫn nhau, dựa trên tấm lòng bao dung rộng mở và cái nhìn luôn thiện tâm đối với những người khác. Cám ơn các bạn vì sự đóng góp này”.

Vậy đấy, câu chuyện này không chỉ là dành cho những người đang ôm tư thù với đồng nghiệp mà còn dành cho tất cả mọi người, nếu chúng ta chấp nhận vứt bỏ hết những ghét bỏ, thù hận đối với người khác từ sâu trong đáy lòng thì chúng ta sẽ cảm thấy thật nhẹ nhõm và thoải mái, giống như khi ta quẳng đi một mối lo. Tha thứ, bao dung cho người khác chính là thái độ tốt nhất chúng ta nên làm, hơn thế đó chính là thái độ sống tốt nhất mà mỗi người chúng ta nên có.

Giữ suy nghĩ tiêu cực về một ai đó trong tâm trí sẽ khiến chúng ta mệt mỏi và thậm chí sự an yên có thể rời xa ta mãi mãi. Suy cho cùng, đồng nghiệp cũng chỉ là những người bạn đi cùng ta một quãng đường dài của cuộc đời, vì rồi ai cũng vài lần chuyển việc trong đời. Những điều còn sót lại trong tâm trí chúng ta về một ai đó, tốt hơn hết hãy nên là những điều tốt đẹp…

Từ câu chuyện trên ta có thể rút ra bài học cho cuộc sống này!

ảnh minh họa

Làm sao để đối phó với “mưu hèn kế bẩn” chốn công sở?

Điều thứ nhất không nên đắc tội tiểu nhân

Người xưa có câu “Thà cãi tay đôi với quân tử còn hơn đắc tội với tiểu nhân”. Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng nhớ đừng vì cảm giác chính nghĩa thôi thúc mà đơn độc chiến đấu, công khai chỉ trích vạch trần những tên tiểu nhân.

Những tên này không bao giờ cho rằng những việc làm gian trá của họ là sai trái. Hơn nữa, tiểu nhân thì rất giảo hoạt, ánh mắt sắc như dao, miệng lưỡi nhọn như kiếm,... nếu đơn thương độc mã chiến đấu, bạn chắc chắn không thể là đối thủ của họ.

Điều thứ 2: Trước khi nói năng phải cẩn thận

Nếu muốn phê bình hoặc nhận xét một ai đó, bạn đừng nên làm điều đó riêng tư và trước mặt một kẻ tiểu nhân. Nếu không điều này sẽ bị xuyên tạc và bạn bị tiểu nhân nắm đằng chuôi.

Ngược lại cũng vậy, khi những tên tiểu nhân nói xấu người khác, bạn hãy rời khỏi cuộc trò chuyện, đừng nghe cũng đừng nhận xét, nếu không sẽ có một ngày chính bạn lại bị tiểu nhân đổ lỗi, “gắp lửa bỏ tay người”, trở thành “thủ phạm bêu xấu người khác”.

ảnh minh họa

Điều thứ 3: Luôn đặt ra các giới hạn

Cần đặt ra một ranh giới rõ ràng giữa việc cảm thông và việc bị cuốn vào mớ cảm xúc tiêu cực với người khác. Một cách đặt ra giới hạn hiệu quả là hỏi những kẻ phàn nàn kia xem họ sẽ xử trí vấn đề ra sao. Lúc đó hoặc là họ sẽ trật tự, hoặc là sẽ hướng cuộc nói chuyện đến những điều tích cực hơn.

Điều thứ 4: Luôn nhớ rằng cuộc sóng này: Một điều nhịn chín điều lành

Nếu chẳng may có xích mích với tiểu nhân, hãy nhẫn nhịn. Bạn đừng cố gắng tranh cãi, vì rất khó để thắng được họ. Ngược lại, những kẻ tiểu nhân lại sẽ vì lí do đó mà ghi hận, rồi tìm cách để hãm hại bạn. Người xưa có câu: Nhịn một khắc sóng yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nếu như thiệt hại không lớn, lại chẳng thể đấu trí được, bạn hãy cho qua và xem như đó là bài học để trưởng thành. Hơn nữa, công đạo nằm ở lòng người. Hà cớ gì phải tranh biện với hạng tiểu nhân?

ảnh minh họa

Điều thứ 5: Đừng đặt lợi cá nhân quá cao trong một tập thể

Những kẻ tiểu nhân thường có xu hướng kết giao với nhiều người, dùng những mánh khóe để che mắt, khiến ban đầu người ta có cảm tưởng như hợp tác với họ sẽ được nhiều lợi lộc. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ, chẳng dễ dàng gì mà có thể hưởng lợi từ tiểu nhân. Nếu hắn cho bạn 1 chút lợi ích, hắn sẽ tìm cơ hội để đòi lại từ bạn gấp nhiều lần. Và chắc chắn trong mối quan hệ hoặc cuộc làm ăn với phường tiểu nhân, bạn sẽ là người chịu thiệt thòi.

Điều thứ 6: Không bị xao nhãng bởi những chuyện không đâu

Những người thành công ý thức được rằng điều quan trọng là phải sống vì ngày mai, đặt biệt khi là khi phải tiếp xúc cũng như giải quyết vấn đề với những kẻ lắm chuyện. Khi xảy ra tranh chấp, việc không kiểm soát được cảm xúc sẽ khiến bạn vướng vào những cuộc chiến vô nghĩa. Khi bạn hiểu và khống chế được cảm xúc của mình, bạn sẽ biết điều gì đáng để tranh cãi và lúc nào thì nên làm điều đó.

 

Trúc Chi t/h