Bỏ chồng nghèo lấy chồng giàu, ngày kết hôn con trai 5 tuổi đến nói 1 câu khiến tôi òa khóc

CTV
Sau câu nói của đứa trẻ, chồng mới và gia đình anh ghét tôi ra mặt.

Tôi năm nay 35 tuổi và vừa bắt đầu một cuộc hôn nhân với người chồng hiện tại là chủ của một xưởng may lớn trong thành phố. Trước người chồng này, tôi từng có một cuộc hôn nhân thất bại với người chồng cũ là bạn học cùng lớp của mình.

Chồng cũ và tôi quen nhau từ hồi học cấp 3 nhưng chính thức nhận lời yêu khi bước chân vào đại học. Suốt quãng thời gian sinh viên sau đó ra trường tôi có chút nhan sắc nên cũng "đứng núi này trông núi nọ" mặc dù đã có người yêu. Thế nhưng gái tỉnh lẻ như tôi chỉ là "đồ chơi" của những nam thanh niên thành phố và chỉ anh bạn người yêu từ thuở thiếu thời mới là bến đỗ cuối cùng. Cảm động trước tấm chân tình si mê của chồng cũ nên tôi quyết định lập gia đình cùng anh.

Ảnh minh họa

Thế nhưng chúng tôi có 3 năm hôn nhân đầy sóng gió khi anh mãi nghèo túng và chẳng thể cho tôi một cuộc sống xa hoa như tôi mong muốn. Chính vì thế sau 3 năm kết hôn và có cậu con trai 1 tuổi, tôi quyết định dứt áo ra đi vì không chịu được cuộc sống vất vả nơi xóm chợ nghèo nàn, anh suốt ngày chỉ biết bốc vác và cửu vạn kiếm từng xu lẻ. Lúc đó tôi ra đi mà không mang con theo, để con cho chồng cũ nuôi với lời hứa hẹn cũng sẽ không bao giờ quay về đòi quyền nuôi con. Thế nhưng tôi thực sự đến giờ đã hối hận.

Sau khi rời bỏ chồng con, tôi cũng mất một thời gian để cân bằng cuộc sống và gặp người chồng hiện tại không quá giàu nhưng cho tôi một cuộc sống đủ đầy hơn. Ai cũng vậy, khi con người ta đã có tiền trong tay thì lại bỗng dưng thèm đến những gì mà mình không có, bởi vậy tôi có tìm về nơi cũ để tìm con. Mặc cho tôi van xin thế nào chồng cũ cũng cương quyết không cho tôi nhận lại con nhưng tôi quả quyết có thể đón con đến sống chung, cho nó cuộc sống tốt đẹp. Nghe thấy thế, chồng cũ còn hắt nước đuổi tôi đi, tôi tủi nhục đặt lại tấm thiệp mời chồng cũ và con trai đến dự đám cưới của mình nhưng không hy vọng nhận được kết quả gì.

Vậy mà đúng trong ngày hôn lễ của mình, sự xuất hiện của con trai đã khiến tôi hạnh phúc ngập tràn. Tôi đã xúc động tới mức bật khóc khi nhìn thấy đứa trẻ sau 5 năm không gặp, khi tôi đi con mới 1 tuổi mà giờ đây đã là chàng thanh niên sắp bước vào lớp 1 khôi ngô và sáng sủa. Nó có nhiều nét giống tôi khiến tôi lại càng hạnh phúc hơn.

Chồng cũ nói cho con trai đến gặp tôi lần cuối cùng để sau này tôi cũng đừng bao giờ đến tìm con nữa nhưng tôi không quan tâm lời anh ta nói, tôi tin rằng tôi có thể kéo đứa trẻ về phía mình bởi đứa trẻ nào mà chẳng cần mẹ cơ chứ. Thế nhưng tôi đã nhầm, tất cả những gì thằng bé thốt ra lại càng khiến tôi như bị nghìn nhát dao đâm vào tim và cũng từ đó, tôi ân hận về bản thân mình suốt bao năm qua.

Tôi tiến lại gần thằng bé, ôm con vào lòng mà đầy xuýt xoa:

- Chào con trai, mẹ là mẹ của con đây, mẹ không ngờ con đã lớn thế này rồi. Về sống với mẹ con nhé, mẹ sẽ cho con cuộc sống hạnh phúc hơn khi ở với bố, mẹ có thể mua cho con nhiều đồ ăn ngon, đồ chơi đẹp và nhiều thứ hơn nữa, được không con?

Đứa trẻ giật lùi lại phía sau, ôm lấy bố của nó và hét lên:

- Mẹ của cháu chết rồi!

Ảnh minh họa

Tiếng thằng bé vang vọng lớn trong tiệc cưới khiến quan khách hai bên lắng đọng, đổ nghìn con mắt về phía tôi. Tôi chết sững, miệng cứng đơ không biết nói gì. Đứa trẻ cất lời tiếp:

- Cháu ở với bố cơ, mẹ của cháu chết từ lâu rồi, cháu không biết cô là ai cả.

Nói xong, đứa trẻ ôm chặt lấy bố và chồng cũ của tôi bế con rời đi.

Chồng mới và gia đình của anh trách mắng tôi vì đã mời hai người họ đến lễ cưới để làm bẽ mặt gia đình anh ta, còn tôi lúc này thì đau gấp trăm ngàn lần vì nhận ra được sai lầm của chính bản thân mình. Sau ngày đó dù cho tôi tìm mọi cách nhưng đều không thể kết nối được thằng bé, cũng bỏ ngay ý định đưa con về chăm sóc. Tôi phải làm sao để đứa trẻ hiểu được hết những tâm tư của mình.

Tâm sự từ độc giả vananh...

Ly hôn và không chung sống cùng với nhau là điều tất yếu xảy ra giữa những cặp vợ chồng không còn tình yêu, không còn tiếng nói chung. Tuy nhiên sau mỗi cuộc ly hôn, người tổn thương nhiều nhất vẫn là những đứa trẻ và bố mẹ nên hiểu được nỗi đau này của trẻ và chọn chăm sóc tốt cho con cái sau khi ly hôn là trách nhiệm chính của mình. Thế nhưng không phải ai cũng làm được điều này.

Dù khó khăn và mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình này, tuy nhiên, tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường ổn định và yêu thương cho con cái không thể bỏ qua.

Dưới đây là một số khía cạnh về trách nhiệm nuôi con sau ly hôn của bố và mẹ:

Sự quan tâm và yêu thương

Bố và mẹ đều có trách nhiệm cung cấp tình yêu và sự quan tâm cho con cái sau ly hôn. Trẻ cần cảm nhận được rằng bé vẫn được yêu thương và quan tâm từ bố mẹ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác và tôn trọng con cái ở cả bố và mẹ.

Thỏa thuận về chăm sóc

Bố và mẹ cần thảo luận và đưa ra thỏa thuận về việc chăm sóc con cái sau ly hôn. Điều này bao gồm việc xác định lịch trình gặp gỡ, quyết định về việc đưa đón con và phân chia trách nhiệm trong việc chăm sóc hàng ngày. Thỏa thuận rõ ràng và công bằng giúp trẻ cảm thấy an toàn và ổn định.

Tài chính

Bố và mẹ cần cùng nhau đảm bảo sự ổn định tài chính nuôi con cái sau ly hôn. Điều này bao gồm việc chia sẻ trách nhiệm về chi phí hàng ngày, giáo dục và các hoạt động khác của con. Một sự hợp tác và sự minh bạch về tài chính sẽ giúp tránh xung đột và đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Trò chuyện với con thường xuyên

Một giao tiếp hiệu quả giữa bố và mẹ là yếu tố quan trọng trong việc nuôi dưỡng con sau ly hôn. Dù có khác biệt và xung đột, việc trao đổi thông tin về con cái và thảo luận về quyết định quan trọng liên quan đến con cần được thực hiện một cách lịch sự và xây dựng. Giao tiếp tốt giữa hai bên giúp giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường tốt cho con cái.

Tôn trọng quyền lợi và quyết định của con

Bố và mẹ cần tôn trọng quyền lợi và quyết định của con cái. Lắng nghe ý kiến của trẻ và cho phép bé tham gia vào quá trình ra quyết định về những vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý và tự tin trong việc đưa ra quyết định.

Tạo môi trường ổn định

Một môi trường ổn định và tốt lành là yếu tố quan trọng để trẻ phát triển và thích ứng sau khi bố mẹ ly hôn. Bố và mẹ cần cùng nhau làm việc để tạo ra một môi trường đồng nhất và ổn định cho con cái. Điều này bao gồm việc duy trì một lịch trình ổn định, quy tắc và quy định rõ ràng, và sự đồng thuận trong việc áp dụng các giá trị và quyền lợi trong việc nuôi dưỡng con.