Bố mất để lại 2 tỷ, con gái ruột làm thủ tục thừa kế nhưng anh trai không cho, đau lòng trước phán quyết của tòa

Phán quyết của tòa án khiến nhiều người bất ngờ.

Tiền bạc là những tài sản cuối cùng mà cha mẹ có thể để lại cho con cái trước khi qua đời. Tuy nhiên có những đứa trẻ dù là con ruột do bố mẹ sinh ra nhưng không được nhận những phần tài sản này. Giống như trường hợp của Tiểu Mãn (Trung Quốc) gây xôn xao.

Theo chia sẻ từ Sohu, người đàn ông họ Ngưu (Trung Quốc) kết hôn năm 2000 và sinh ra 2 người con, trong đó có  1 người con trai và 1 người con gái tên Tiểu Mãn. Tuy nhiên vì điều kiện kinh tế gia đình, ông Ngưu buộc phải cho con gái Tiểu Mãn làm con nuôi của một gia đình khác khi cô mới 1 tuổi.

Ảnh minh họa

Tiểu Mãn cũng mất liên lạc với gia đình bố mẹ ruột kể từ đó. Ngược lại, cuộc sống của cô ở gia đình bố mẹ nuôi rất tốt, cô được nuôi dưỡng chu đáo, có cuộc sống ổn định.

Khi Tiểu Mãn 20 tuổi, cô tự tìm lại bố mẹ đẻ và xin được kết nối. Đương nhiên, gia đình ông Ngưu vui khôn xiết. Mối quan hệ được thiết lập từ đó và cũng chính Tiểu Mãn là người đã chăm sóc bố mẹ ruột những năm cuối đời khi bà Ngưu và ông Ngưu lần lượt qua đời.

Ông bà Ngưu ra đi để lại tài sản là khoảng 700.000 NDT (tương đương khoảng 2 tỷ đồng), trong đó căn nhà mà gia đình đang sống có giá trị lớn nhất. Tuy nhiên cả hai lại không để lại di chúc chính xác, điều đó đã dẫn đến cuộc tranh cãi phân chia tài sản giữa Tiểu Mãn và con trai ông Ngưu - tức anh trai ruột của cô.

Tiểu Mãn cho rằng bản thân cô vừa là con ruột vừa có công phụng dưỡng bố mẹ những năm cuối đời nên việc thừa hưởng 1 nửa tài sản của bố mẹ là điều đương nhiên. Tuy nhiên anh trai cô lại không đồng ý với điều đó. Con trai ông Ngưu kiên quyết không chia tài sản cho em. Anh lập luận, Tiểu Mãn đã được cho đi làm con nuôi và có cuộc sống khác, không có quan hệ pháp lý nên không có quyền được thừa kế gia sản của bố mẹ.

Cuộc tranh cãi đã được Tiểu Mãn đưa ra tòa.

Ảnh minh họa

Kết quả cuối cùng khi được tòa phán quyết khiến nhiều người bất ngờ vì Tiểu Mãn thực sự sẽ không được thừa kế một đồng nào từ bố mẹ ruột theo quy định của pháp luật bởi cô đã được cho đi làm con nuôi hợp pháp nên không còn quan hệ nào với bố mẹ ruột nữa.

Tại Việt Nam thì sao?

Theo quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc nuôi con nuôi sẽ mang lại các hệ quả sau đây:

- Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

- Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

- Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi (trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác).

Nhưng không làm mất đi quyền thừa kế quyền thừa kế giữa cha mẹ đẻ và con đẻ đã được nhận làm con nuôi với nhau.

Do đó: Khi một người được nhận làm con nuôi thì người đó vẫn có quyền thừa kế di sản của cha mẹ đẻ để lại khi mất đi.

CHI CHI