Cần chú ý gì khi mua Saffron để không "tiền mất tật mang"?

Được mệnh danh là “vàng đỏ” với những công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe nhưng người tiêu dùng Việt Nam khi tìm mua sản phẩm Saffron đang phải đối mặt với “ma trận” hàng chất lượng kém, xuất xứ mập mờ vì thiếu thông tin minh bạch và nơi mua sắm đáng tin cậy, dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này? 

Dù chỉ khuấy đảo thị trường thực phẩm chức năng tự nhiên Việt Nam trong những năm gần đây, Saffron, hay còn gọi là nhụy hoa nghệ tây, vốn đã tồn tại 3.000 năm trước. Lịch sử kể rằng loài thực vật quý hiếm này được trồng đầu tiên ở Hy Lạp, sau đó lan đến Ý, Tây Ban Nha rồi Kashmir và Mashad của Iran.

Hiện tại Iran đang là "thủ phủ Saffron", nắm giữ khoảng 93% sản lượng toàn cầu. Mỗi năm quốc gia này xuất khẩu được hàng tỉ USD từ saffron và các sản phẩm từ Saffron.

Ở Iran, có một thương hiệu saffron đã gắn liền với đời sống của người dân từ trước đến nay như là một huyền thoại, đó là saffron Saharkhiz. Thương hiệu uy tín và lâu đời nhất Iran, đã tồn tại được gần một thế kỷ, từ năm 1932. 

Thị trường Việt Nam cũng rất phổ biến Saffron đến từ Dubai, tuy nhiên đây lại là một thị trường mở với quy định giám sát chất lượng hết sức lỏng lẻo.   

“Saffron gắn liền với đời sống của các nước Tây Á, đặc biệt là giới trung lưu. Họ rất quan tâm tới sức khoẻ và dùng Saffron hằng ngày. Vì đây là sản phẩm tốt cho cả sức khỏe lẫn làm đẹp nên chúng tôi đã quyết định đưa sản phẩm này về Việt Nam” ông Trần Nhật Thăng, giám đốc công ty xuất nhập khẩu Saha, chuyên phân phối Saffron cao cấp và là nhà phân phối độc quyền thương hiệu Saffron Saharkhiz cho hay.

Ông Trần Nhật Thăng, giám đốc công ty xuất nhập khẩu Saha, chuyên phân phối Saffron cao cấp và là nhà phân phối độc quyền thương hiệu Saffron Saharkhiz. 

Dựa vào cấu tạo của nhuỵ hoa nghệ tây, Saffron được chia làm nhiều loại, trong đó Negin là loại cao cấp và đắt đỏ nhất. Để thu hoạch được loại sợi này, người nông dân phải hái hoa từ sáng sớm và tách sợi từ khi hoa còn tươi để lại phần nhuỵ chỉ còn phần chấm chân màu vàng và nguyên phần ngọn đỏ phía trên. Nhờ vậy mà sợi có hương thơm đậm và chất dinh dưỡng cao hơn hẳn so với các loại khác.

Saffron bắt đầu "làm mưa làm gió" tại Việt Nam từ khoảng giữa năm 2018 nhờ nhu cầu dùng thảo dược làm thực phẩm chức năng gia tăng. Dẫn đầu lực lượng này là những khách hàng thuộc thế hệ Millennial, sinh từ năm 1980 đến 1995. Họ là những người trẻ đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu khi tiêu thụ thực phẩm, đồng thời sẵn sàng chi nhiều hơn cho những gì họ cảm thấy xứng đáng. Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu Việt Nam hiện chiếm khoảng 13% dân số và được ngân hàng Thế giới (WB) dự báo sẽ tăng lên 26% trong năm 2026.

Nhu cầu dùng thảo dược làm thực phẩm chức năng gia tăng, dẫn đầu là  lực lượng những khách hàng thuộc thế hệ Millennial, sinh từ năm 1980 đến 1995.

Thị trường "khát Saffron" đã đẩy giá thành Saffron lên đến ngưỡng cao đáng kinh ngạc và có sự chênh lệch khá lớn giữa các hãng khiến người tiêu dùng hoang mang trong ma trận sản phẩm, giá và thương hiệu. Tuy nhiên nhiều người mua Saffron với niềm tin loại thần dược này có thể trị bách bệnh mà không suy xét tới tình trạng sức khỏe thật của người dùng.

Trên thực tế, tuy Saffron hầu như không có tác dụng phụ khi dùng trong khoảng 1,5gram mỗi ngày, tuy nhiên nếu dùng một lượng lớn cùng lúc qua đường uống có thể gây ngộ độc. Đặc biệt liều từ 5 gram trở lên có thể tác dụng độc hại với cơ thể, thậm chí dẫn đến nguy cơ gây tử vong, nhất là với trẻ em.

Chưa hết việc bảo quản và sử dụng Saffron cũng cần cẩn trọng vì loại thực phẩm này rất nhạy cảm với ánh sáng và cần tránh uống với mật ong nếu bị huyết áp thấp. Một vấn đề khác là thị trường Saffron Việt vẫn còn thiếu minh bạch: không khó để tìm trên mạng những nơi rao bán Saffron với mức giá chỉ từ 150-200.000 VNĐ/gram với nguồn gốc sản phẩm vô cùng mập mờ.

 

Những sản phẩm nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo có đầy đủ tem nhãn, mã vạch và khả năng truy xuất nguồn gốc. 

Bên cạnh việc trang bị cho mình kĩ càng kiến thức về loại “vàng đỏ” này trước khi sử dụng, người dùng cũng cần chọn cho mình nơi mua Saffron chính hãng với chất lượng tốt và xuất xứ rõ ràng, nhằm tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, gây ảnh hưởng tới tài chính, và quan trọng hơn là sức khỏe về lâu dài. 

Thị trường Việt Nam ngày nay đã xuất hiện những nhà phân phối Saffron chính ngạch trực tiếp từ Iran, với chất lượng được đề cao và cách làm mới luôn đề cao lợi ích của khách hàng. Do đó những gì người tiêu dùng cần là một cái đầu lạnh và hiểu biết để chọn ra nơi mua sắm đáng tin cậy giữa thị trường Saffron “vàng thau lẫn lộn” hiện nay.  

Loại saffron Super Negin đến từ thương hiệu Saharkhiz hiện được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty xuất nhập khẩu Saha, có giá 350.000 VNĐ cho mỗi gram. 

Công ty XNK Saha, đơn vị nhập khẩu chính ngạch và phân phối độc quyền thương hiệu Saffron Saharkhiz, hiện kinh doanh duy nhất dòng sản phẩm Super Negin, loại Saffron có chất lượng cao cấp  nhất.