CEO dân tộc Mường và hành trình đưa AI đến với giáo viên vùng cao

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực, ngành giáo dục cũng đang đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ để bắt kịp xu thế thời đại. Nhằm hỗ trợ giáo viên địa phương tiếp cận công nghệ mới, ngày 12/4 vừa qua, tại hai trường THPT Lương Sơn và THPT Yên Lập (Phú Thọ), chương trình “Ứng dụng AI trong giảng dạy” đã được tổ chức miễn phí bởi bà Đào Hằng – CEO Trung tâm Ngoại ngữ AZ, Giám đốc Công ty tư vấn du học EMI Group – cùng đội ngũ cộng sự, trong khuôn khổ dự án mang tên “Lòng Biết Ơn”.

Giáo dục không đứng ngoài cuộc cách mạng AI

1-1744860635.jpg
Hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong giáo dục” tổ chức tại Trường THPT Yên Lập

Chương trình hướng tới mục tiêu thiết thực: đưa các công cụ hỗ trợ giảng dạy bằng AI đến gần hơn với đội ngũ giáo viên – những người vẫn đang âm thầm đóng góp cho sự nghiệp trồng người tại các địa phương còn nhiều khó khăn. Không chỉ giới thiệu các công cụ như Chat GPT, Gemini AI, Gamma, hay Copilot, chương trình còn tập trung vào thực hành – từ thiết kế giáo án, tạo trò chơi, xây dựng biểu mẫu cho đến đánh giá học sinh. Thông qua đó, giáo viên được hướng dẫn cụ thể cách ứng dụng AI như một trợ lý đồng hành trong giảng dạy để tiết kiệm thời gian, giảm gánh nặng kỹ thuật và tập trung hơn vào vai trò sáng tạo, truyền cảm hứng trong lớp học.

2-1744860742.jpg
Các thầy cô đang thực hành sử dụng AI trên điện thoại và máy tính

Điểm đặc biệt của chương trình là bầu không khí học tập sôi nổi tại cả hai điểm trường. Dù là giáo viên thuộc thế hệ 7x, 8x hay những người lần đầu tiếp cận công nghệ AI, tất cả đều thể hiện tinh thần chủ động, cởi mở và hứng khởi khi được thực hành và ứng dụng kiến thức ngay tại chỗ. Đây là minh chứng cho năng lực thích ứng, tinh thần cầu thị và khát vọng đổi mới không ngừng của đội ngũ nhà giáo.

Học tập không ngừng học để chia sẻ

Cô Đào Thị Thúy Hằng – người sáng lập dự án “Lòng Biết Ơn” – xuất thân từ vùng cao Phú Thọ, là người dân tộc Mường, cô hiện đang theo học chương trình Tiến sĩ chuyên ngành Công nghệ Giáo dục tại Hoa Kỳ và chuẩn bị sang Anh để nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo. Dù lịch trình dày đặc nhưng cô vẫn đều đặn tổ chức các hoạt động chia sẻ miễn phí cho cộng đồng giáo viên trong nước với mong muốn tri ân và lan tỏa giá trị tri thức về công nghệ đến mọi miền tổ quốc.

3-1744860742.jpg
Đội ngũ giáo viên trường THPT Lương Sơn tham gia hội thảo.

Đồng hành cùng cô Hằng là những thầy cô có học thuật vững vàng và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, trong đó có: Thầy Bùi Anh Vũ tốt nghiệp tại Drexel University (Hoa Kỳ) và có hơn 7 năm học tập và làm việc  tại Mỹ. Thầy còn có hơn 4 năm kinh nghiệm triển khai và hướng dẫn ứng dụng AI trong lĩnh vực Tài chính, đồng thời là giảng viên tại AZ Language Center  nằm trong top 1% về điểm số IELTS (8.5), TOEFL, SAT, GMAT. Ngoài ra đội ngũ còn có cô Phạm Lê Phương Anh hiện là một trong những gương mặt tiêu biểu trong lĩnh vực  AI vào giáo dục. Cô sở hữu bằng Thạc sĩ ngành Giảng dạy tiếng Anh tại Đại học New Hampshire (Hoa Kỳ) và bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Leeds (Vương quốc Anh).Với nền tảng học thuật quốc tế cùng kinh nghiệm thực tiễn phong phú, cô từng là diễn giả tại nhiều đơn vị như FPT, Phương Đông Pharmacy và AZ Language Center.

4-1744860742.jpg
Đội ngũ giáo viên trường THPT Yên Lập tham gia hội thảo.

Hành trình dài hơi, lan tỏa sâu rộng

Không dừng lại tại Phú Thọ, dự án “Lòng Biết Ơn” sẽ tiếp tục được triển khai tại nhiều trường học khác thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đây không chỉ là một chuỗi hội thảo công nghệ, mà là một hành trình dài hơi – nơi tinh thần sẻ chia, sự biết ơn và khát vọng cống hiến cùng gặp nhau vì một nền giáo dục bình đẳng và hội nhập.

PV