Thông tin bà Trương Mỹ Lan- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group), bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc gian dối trong phát hành và mua bán trái phiếu, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng.
Ngoài bà Lan, 3 bị can bị bắt tạm giam gồm: bà Trương Huệ Vân- Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý BĐS Windsor; bà Nguyễn Phương Hồng- Trợ lý Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ông Hồ Bửu Phương- nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Được biết, các bị can nói trên bị khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư, của các công ty, đơn vị liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông.
Trở lại với VTP Group, đây là một tập đoàn đầu tư tư nhân thành lập năm 1992 có trụ sở chính tại TP.HCM. Tập đoàn này chuyên đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, F&B (dịch vụ nhà hàng và quầy uống), nhà hàng, khách sạn và bất động sản lớn nhất Việt Nam.
Thành công của VTP Group gắn liền với tên tuổi của "nữ tướng" Trương Mỹ Lan.
Doanh nhân Trương Mỹ Lan (SN 1956) tên thật là Trương Muội, là doanh nhân người Việt gốc Hoa nổi tiếng. Bà là sáng lập viên và nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Vạn Thịnh Phát.
Chồng của bà Trương Mỹ Lan là ông Eric Chu Nap Kee - được biết đến tư cách là thành viên hội động quản trị của VTP Holdings Group, ông đồng thời là doanh nhân nổi tiếng của làng bất động sản Hồng Kông.
Tuy sở hữu gia thế khủng và nắm giữ nhiều vị trí trọng yếu tại các dự án vàng đến cả doanh nghiệp thuộc hàng bậc nhất tại Việt Nam, thế nhưng đời tư của nữ tướng Trương Mỹ Lan nói riêng và gia tộc nữ đại gia gốc Hoa nói chung khá kín tiếng trước truyền thông.
Đáng chú ý, giữa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên khác trong gia đình là Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hoà đồng loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Trở lại với VTP Group, năm 2007 là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của nữ đại gia họ Trương khi đưa Vạn Thịnh Phát chính thức cổ phần hóa với số vốn điều lệ là trên 6000 tỷ đồng. Số vốn này đã tăng lên 12.800 tỷ đồng vào năm 2020. Trong đó, số cổ phần của bà Trương Mỹ Lan lên đến trên 80%.
Tháng 12/2019, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thay đổi đăng ký kinh doanh, nâng số vốn lên đến trên 13.000 tỷ đồng nhờ vào phát hành cổ phiếu. Đáng chú ý, cổ đông lớn của tập đoàn, đa phần là các thành viên trong gia đình bà Trương Mỹ Lan.
Dưới sự dẫn dắt của bà Trương Mỹ Lan, VTP Holdings Group là hệ sinh thái rộng lớn hữu đa dạng những công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phân bổ chi nhánh trên toàn quốc lẫn nước ngoài, như: Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Đầu tư An Đông (vốn đăng ký 9.000 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư Times Square Việt Nam và Công ty CP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula....
Đế chế của doanh nhân Trương Mỹ Lan gây “sốc” với hàng loạt những thương vụ thôn tính đất vàng tại những khu vực đắc địa bậc nhất TP.HCM tạo ra những siêu dự án khủng.
"Hệ sinh thái" Vạn Thịnh Phát hiện sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại TP.HCM như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton,... Nổi bật trong đó tòa nhà Times Square cao 40 tầng có vị trí đắc địa khi sở hữu hai mặt tiền Nguyễn Huệ và Đồng Khởi.
Ngoài ta còn có nhiều dự án đình đám như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence và Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, tòa tháp Vincom Centre A (Union Square sau này), Thuận Kiều Plaza, Sài Gòn Peninsula,...