Có nên ngăn cản không cho trẻ ăn mì ăn liền?

Nên cho trẻ sử dụng mì ăn liền như thế nào để đảm bảo đủ dinh dưỡng?. Thay vì ra sức ngăn cản việc trẻ em sử dụng thức ăn nhanh, thì cha mẹ nên hướng dẫn trẻ sử dụng các món ăn đúng cách, kể cả với mì ăn liền.

Mì gói hoàn toàn có thể đưa vào bữa ăn trong gia đình tương tự như các món cơm, bún, phở, hủ tiếu,… ở cả bữa ăn chính, phụ đều được. Vấn đề là người tiêu dùng cần lựa chọn thương hiệu có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và dây chuyền sản xuất hay đóng gói đều phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, kiến thức của các bậc cha mẹ cũng vô cùng quan trọng. Khi chúng ta đã lựa chọn được loại mì chất lượng rồi, thì còn phải biết chế biến sao cho bữa ăn lành mạnh và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Trong bếp của mỗi gia đình thường sẵn có các loại rau, củ như xà lách, giá, hành tây,.. giúp một bát mì ăn liền có thêm chất xơ. Rồi có thể thêm vào một quả trứng, vài miếng giò chả, hay vài lát thịt bò để có một bữa ăn cân đối, đủ chất từ tinh bột, chất béo và protein. Có thể ăn thêm trái cây sau bữa ăn để tráng miệng và bổ sung thêm vitamin, giúp hoàn thiện một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia không có một loại thực phẩm nào là cung cấp đủ các nhóm chất cho cơ thể, nên nếu ăn quá nhiều một loại thực phẩm mà không có sự cân bằng, phối hợp đa dạng cho bữa ăn thì cũng không tốt cho cơ thể.

Nóng trong người thường được biểu hiện như khi trẻ bị táo bón hay nổi mụn nhiều, khi đó các bậc phụ huynh sẽ cho là do ăn món này, món kia nên bị nóng. Tuy nhiên trên thực tế, trẻ em thường lười ăn rau xanh hay trái cây chín trong các bữa ăn hàng ngày dẫn đến tình trạng thiếu chất xơ. Đây mới chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng trong người ở trẻ.

Một số trường hợp sử dụng một loại thực phẩm mà cảm thấy bị nhiệt miệng và nổi mụn, tình trạng này là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý như thức khuya, sử dụng nước ngọt có gas hay thức uống có cồn. Những yếu tố trên hợp lại cùng một thời điểm sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng, có thể dẫn đến thay đổi hormone mà biểu hiện rõ nhất là nổi mụn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thay vì lo sợ ăn mì ăn liền gây nóng trong người thì người dùng cần áp dụng chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng.

Thực tế cho thấy, chúng ta càng cấm đoán sẽ khiến trẻ càng tò mò và yêu thích các món ăn nhanh. Mì ăn liền là một loại thức ăn nhanh và tiện lợi đã được công bố phổ biến, được hầu hết mọi người biết đến và có sự đảm bảo về quy trình sản xuất từ các cục an toàn vệ sinh thực phẩm thì có nghĩa đây là sản phẩm an toàn.

Chúng ta không nên lo sợ và cấm trẻ sử dụng mì ăn liền, thay vào đó chúng ta nên hướng dẫn trẻ cách lựa chọn các sản phẩm mì đạt chất lượng, kiểm tra thành phần dinh dưỡng để lựa chọn loại mì thích hợp. Tiếp theo là cho trẻ ăn mì gói và các thực phẩm khác theo tần suất nhất định trong chế độ ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, nên để các bé có sự vận động thể thao phù hợp độ tuổi, cần có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố để đảm bảo quá trình phát triển của con được cân bằng và đầy đủ.