"Con mau ngủ đi, tí bố mẹ còn việc phải làm!", bé gái đáp 1 câu khiến phụ huynh bật cười

Thấy con gái còn chơi chưa có dấu hiệu dừng lại, ông bố không ngừng than vãn, yêu cầu con. "Trời ơi con mau đi ngủ đi, tí bố mẹ còn có việc phải làm".

Chưa phải chịu áp lực cơm áo gạo tiền, chưa phải đi làm vất vả nên trẻ nhỏ thường rất vô tư, có thể vui chơi cả ngày không biết mệt mỏi. Thậm chí cũng có thể thức xuyên đêm nếu không bị người lớn yêu cầu đi ngủ. Điều này trở thành mặt bất lợi cho nhiều gia đình và hơn hết là ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bé.

Mới đây, một đoạn video được cắt từ camera giám sát trong phòng ngủ của một gia đình nhỏ khiến không ít người bật cười thích thú bởi nội dung câu chuyện chắc hẳn chính là tình cảnh của không ít bậc phụ huynh.

Xem video

Theo chia sẻ trong video, khoảng thời gian lúc đó đã là 12h đêm nhưng cô con gái chừng 3-4 tuổi vẫn chưa chịu đi ngủ, còn rất nhiều năng lượng có thể nhảy từ trên thành giường xuống đệm đầy thích thú.

Khác xa với cô con gái là cặp bố mẹ đang ở góc giường đã thấm mệt sau một ngày dài làm việc vất vả.

Thấy ái nữ còn chơi chưa có dấu hiệu dừng lại, ông bố không ngừng than vãn, yêu cầu con. "Trời ơi con mau đi ngủ đi, tí bố mẹ còn có việc phải làm".

Tuy nhiên cô bé tiếp tục từ chối yêu cầu của bố khiến người đàn ông đau khổ hơn. "Trời ơi không biết sinh con ra để làm gì nữa. Nếu không có con thì giờ bố mẹ thảnh thơi, tự do tự tại biết bao nhiêu. Con nghịch quá, mau ngủ đi".

Tuy nhiên trước câu "cầu trời ước ao" và có phần ra lệnh của bố, "bình rượu mơ" đã có câu trả lời cực kì chuẩn xác. "Bố quát con làm gì, nếu không có con thì đến giờ bố mẹ vẫn phải đi chữa bệnh hiếm muộn ý".

Nghe câu nói của con gái, cặp cha mẹ nhìn nhau bật cười và không biết phải nói gì thêm.

Video khiến người xem thích thú không chỉ bởi cô bé dễ thương với câu trả lời quá chính xác mà còn bởi nó dường như phản ánh đúng thực tế cuộc sống bỉm sữa của không ít cặp vợ chồng trẻ. Khi họ cha mẹ ngày đi làm vất vả chỉ mong tối đến được một giấc ngủ sớm, ngủ ngon nhưng đều rất khó bởi không phải cha mẹ muốn là con sẽ đi ngủ đúng giờ quy định.

Thực tế cũng có phần lớn trẻ gặp tình trạng khó ngủ về đêm vì nhiều lý do khác nhau như môi trường ngủ không thoải mái, bị đói, năng lượng còn nhiều, trước giờ đi ngủ hoạt động quá mạnh...

Chính vì thế, để tạo lập giấc ngủ sớm cho con, đảm bảo sự phát triển tốt nhất, cha mẹ cần:

1. Thiết lập thói quen ngủ cố định

Lịch trình ngủ: Cố gắng đưa trẻ đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần. Điều này giúp cơ thể trẻ quen với nhịp sinh học tự nhiên.

Thời gian chuẩn bị: Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, như đọc sách, tắm nước ấm hoặc nghe nhạc nhẹ. Thời gian chuẩn bị này nên kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ.

2. Tạo môi trường ngủ lý tưởng

Ánh sáng: Giảm ánh sáng trong phòng ngủ. Sử dụng rèm tối, đèn ngủ dịu nhẹ để giúp trẻ dễ ngủ hơn.

Âm thanh: Giữ cho không gian yên tĩnh. Nếu cần, bạn có thể sử dụng âm thanh trắng hoặc nhạc nhẹ để tạo cảm giác thư giãn.

Nhiệt độ: Đảm bảo phòng ngủ có nhiệt độ thoải mái, thường là khoảng 20-22 độ C.

3. Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử

Ngừng sử dụng thiết bị: Khuyến khích trẻ không sử dụng điện thoại, máy tính bảng hoặc TV ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

4. Chế độ ăn uống hợp lý

Không ăn quá no hoặc đói: Đảm bảo trẻ không quá no hoặc đói trước khi đi ngủ. Một bữa ăn nhẹ như sữa hoặc trái cây có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Tránh thực phẩm kích thích: Hạn chế đồ uống có caffeine (như trà, cà phê) và đường vào buổi tối.

5. Khuyến khích hoạt động thể chất

Vận động ban ngày: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất trong suốt cả ngày. Vận động giúp tiêu hao năng lượng và làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi vào buổi tối.

6. Giải quyết lo âu và sợ hãi

Lắng nghe cảm xúc: Nếu trẻ có lo lắng hay sợ hãi, hãy dành thời gian để lắng nghe và trò chuyện với trẻ. Đôi khi, chỉ cần một chút an ủi từ cha mẹ cũng đủ giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh hơn.

Đèn ngủ và đồ chơi an toàn: Nếu trẻ sợ bóng tối, có thể đặt một chiếc đèn ngủ hoặc những món đồ chơi yêu thích bên cạnh để trẻ cảm thấy an toàn hơn.

7. Tôn trọng nhu cầu cá nhân của trẻ

Hiểu nhu cầu riêng: Mỗi trẻ có nhu cầu ngủ khác nhau. Một số trẻ cần nhiều giấc ngủ hơn trong khi những trẻ khác có thể ít hơn. Quan sát và điều chỉnh thói quen cho phù hợp với từng trẻ.

8. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần

Nếu trẻ vẫn gặp khó khăn trong việc ngủ sau khi bạn đã thử nhiều biện pháp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

CHI CHI