Mẹ chồng nấu cháo tôm cho cháu luôn bỏ thịt, chỉ lấy vỏ, biết lý do tôi sốc không nói nên lời

Tôi cứ nghĩ là do mẹ thiên vị giữa các cháu, nhưng không, lý do còn khiến tôi không thể tin.

Phải tới khi trực tiếp nhìn thấy mẹ chồng dùng vỏ tôm nấu cháo cho cháu, tôi sốc không nói nên lời.

Ảnh minh họa

Vợ chồng tôi mới có 1 con gái đầu lòng. Chúng tôi sống chung với bố mẹ chồng và một cô giúp việc. Ngoài ra còn có con trai của chị chồng tôi, vợ chồng chị ý đi làm ăn xa nên gửi con cho bố mẹ chồng tôi chăm sóc dùm.

Thằng bé đã ở đây được hơn 2 năm, từ khi chúng tôi chưa có con. Cho đến khoảng thời gian gần đây, khi chúng tôi có con, tôi mới thấy sự khác biệt quá lớn khi mẹ chồng tôi chăm sóc cháu nội và cháu ngoại.

Vợ chồng tôi đi làm từ sáng đến tối mới về nên để con gái 1 tuổi ở nhà cho mẹ chồng chăm sóc. Hàng ngày công việc chính của bà là chăm sóc, nấu cháo cho cháu nội ăn và đưa đón cháu ngoại đi học. Còn cô giúp việc sẽ nấu cơm cho cả gia đình và phụ giúp việc nhà cửa.

Vì tin tưởng mẹ chồng và cũng bận rộn nên hầu như tôi không can dự bất kì việc gì khi bà chăm sóc cháu, cũng là để tránh những rắc rối.

Tuy nhiên, qua lời cô giúp việc "mách", tôi biết được một sự thật:

- Mẹ chồng em ấy, phân biệt cháu nội và cháu ngoại lắm nha. Không phải chị nhiều lời nhưng vì chị thương con bé quá nên chị mới kể cho em vụ này nè. Mẹ chồng em ý, bà toàn lấy vỏ và đầu tôm nấu cháo cho con bé thôi còn thịt tôm là để cho thằng cháu ngoại đấy. Bữa nào cũng thế nha, chị để ý nhiều rồi, không tin thì hôm nào đó em cứ theo dõi mà xem.

Ảnh minh họa

Chị giúp việc nói thế mà tôi không tin luôn vì tôi không nghĩ với số tiền 5 triệu mỗi tháng góp ăn, mẹ chồng tôi lại cho cháu nội ăn uống như thế.

Vậy nên trong một lần biết mẹ chồng sẽ nấu cháo tôm cho con gái ăn, tôi giả vờ đi làm nhưng quên đồ, trở về nhà lấy. Lúc đó, chính mắt tôi chứng kiến mẹ chồng bóc đầu và vỏ tôm xay rồi lọc lấy nước nấu cháo cho con gái tôi ăn còn phần thịt cất tủ lạnh để tối hấp cho thằng cháu ngoại ăn. Phải tận mắt chứng kiến tôi mới tin lời cô giúp việc nói là đúng.

Ngay lúc đó, tôi sốc không nói nên lời và nhảy vào hỏi mẹ chồng luôn:

- Mẹ ơi, con không ngờ mẹ lại đối xử với cháu nội như thế đấy. Mẹ nghĩ sao khi chỉ lấy đầu và vỏ tôm xay lấy nước nấu cháo cho cháu còn phần thịt lại để dành cho cháu ngoại vậy. Nếu thấy con góp tiền ăn hàng tháng ít quá thì mẹ phải nói để con đưa thêm chứ sao mẹ lại tiết kiệm với cháu vậy?

- Ôi con nói gì thế, mẹ cho cháu ăn vỏ và đầu tôm lại là đang muốn tốt cho con bé đấy chứ, làm gì có chuyện mẹ phân biệt cháu ngoại với cháu nội. Con hiểu lầm mẹ rồi.

Theo lời giải thích của mẹ chồng hóa ra bà quan niệm, vỏ và đầu tôm là bộ phận nhiều canxi nhất trong con tôm nên cách ăn như thế này là bổ sung canxi tốt nhất cho con gái tôi. Và đương nhiên cũng có những bữa bà sẽ cho cháu nội ăn thịt tôm nhưng đa phần là nên ăn đầu và vỏ tôm cho nhiều canxi.

Ảnh minh họa

Nghe tới đây tôi còn sốc hơn, trách móc nhẹ mẹ chồng:

- Ôi mẹ ơi, con không ngờ người hiện đại như mẹ mà lại còn không biết chính xác ăn tôm như nào mới là nhiều chất dinh dưỡng nhất đấy. Mẹ làm con hiểu nhầm rằng thiên vị giữa các cháu. Mẹ hiểu sai rồi đấy mẹ ơi.

Ngay hôm đó tôi đã cho mẹ tôi đọc những bài bào của chính bác sĩ, chuyên gia nói về việc nấu cháo tôm cho trẻ cũng như giải đáp thắc mắc vỏ tôm có nhiều canxi hay không?

Sau hôm đó, mẹ tôi đã không còn cho con gái tôi ăn vỏ và đầu tôm nữa. Tôi thực sự không nghĩ mẹ của mình lại còn những quan điểm cổ hủ như vậy nữa.

Tâm sự từ độc giả baoana...

Tôm chứa hàm lượng cao protein, canxi, phốt pho... đem lại những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vì giá trị dinh dưỡng mà tôm mang lại nên chúng ta có nhiều lầm tưởng về vỏ tôm.

Rất nhiều cha mẹ cho rằng trong vỏ tôm có chứa nhiều canxi. Trên thực tế, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Theo nghiên cứu khoa học, vỏ tôm không hề chứa canxi. Nguồn canxi chính của tôm nằm ở phần thịt tôm.

Thành phần chủ yếu có trong vỏ tôm là một loại protein có tên keratin, là một dạng polymer tạo ra vỏ cho các loài giáp xác. Vỏ tôm cũng như tóc hay móng tay của người, không đem đến dinh dưỡng cho người ăn, vỏ của tôm chỉ có tác dụng bảo vệ mô mềm của chúng.

Có nên cho trẻ nhỏ ăn vỏ tôm không?

Việc ăn vỏ tôm cũng an toàn, hầu như không gây hại gì cho sức khỏe.

Tuy nhiên nhiều y bác sĩ khuyến nghị không nên cho trẻ nhỏ ăn vỏ tôm hay tôm cả vỏ vì có thể gây hóc, rách miệng, khó tiêu, chướng bụng và vỏ tôm khó phân hủy. 

Việc trẻ ăn vỏ tôm cũng hoàn toàn không cung cấp canxi như nhiều cha mẹ vẫn tưởng. 

Nếu bố mẹ cần cung cấp canxi cho con, hãy tập trung cho con ăn thịt tôm, loại bỏ đầu, chân và đuôi tôm. Mặc dù tôm nhiều dinh dưỡng nhưng bố mẹ chỉ nên cho trẻ em dưới 4 tuổi ăn 20 - 50 gram, nếu ăn quá nhiều dễ gây ra chứng khó tiêu.

THEO PHAN NGUYỄN (GHI)