Khi người đàn ông trưởng thành, kết hôn và có con, họ phải đảm đương trách nhiệm làm chồng làm cha. Thế nhưng thực tế cuộc sống, không ít người đàn ông ở độ tuổi này vẫn là những "em bé không lồ" của bố mẹ bởi họ thiếu khả năng suy nghĩ độc lập và đã quá quen với việc được cung cấp mọi thứ từ cha mẹ.
Câu chuyện của Trần Minh (Trung Quốc) gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua.
Trần Minh năm nay 32 tuổi. Anh là con duy nhất trong gia đình và sống với mẹ từ nhỏ. Trần Minh đã từng có gia đình riêng nhưng tan vỡ vì bị vợ chê là "em bé không lồ" của mẹ.
Trần Minh quen vợ Ngô Lệ khi 30 tuổi. Lần đầu gặp mặt, Ngô Lệ cảm thấy chồng có tính cách hướng nội nhưng không quá để ý. Dưới sự thúc giục của hai bên gia đình, cả hai nhanh chóng tổ chức lễ cưới.
Sau khi kết hôn, Ngô Lệ mới phát hiện Trần Minh thực sự quá tẻ nhạt.
Trước hết, Trần Minh mắc chứng sợ giao tiếp xã hội.
Mỗi ngày Trần Minh chỉ ở nhà chơi game đồng thời làm một công việc nhỏ liên quan đến game. Anh có thể ngồi trước máy tính 16 tiếng/ngày và không cần ra ngoài cũng không cần nói với ai bất kỳ một câu nào.
Ngô Lệ khuyên chồng nên tìm một công việc nào ổn định hơn, thu nhập tốt hơn và ít nhất phải ra ngoài để tốt cho sức khỏe nhưng Trần Minh kiên quyết từ chối.
Anh ấy chưa bao giờ làm việc bên ngoài và đã quen với cuộc sống ở nhà. Điều mà Ngô Lệ không ngờ tới là khi mẹ chồng biết chuyện cô thuyết phục chồng ra ngoài làm việc, bà lại còn chỉ trích cô là người phá vỡ mối quan hệ của mẹ con họ.
Thứ hai, chồng không thể tự chăm sóc cho bản thân mà tất cả đều phải nhờ vào mẹ.
Trần Minh không biết làm việc nhà và cũng không có ý định làm.
Sau khi thay quần áo, mẹ cậu sẽ giặt và gấp chúng. Khi đến giờ ăn, bà sẽ gọi con trai xuống ăn. Cho dù trên bàn có 4, 5 món ăn, Trần Minh cũng sẽ không chủ động đi tự gắp ăn mà hầu hết mẹ sẽ là người gắp thức ăn vào bát cho cậu hoặc cậu chỉ ăn cơm trắng. Có những lần, mẹ chồng còn kiêm luôn việc bón thức ăn vào miệng cho Trần Minh rồi thu dọn bát đĩa đi rửa.
Nhìn bề ngoài, Trần Minh là một người đàn ông trưởng thành, nhưng khả năng tự chăm sóc bản thân của anh ta kém đến mức cần mẹ nhắc nhở khi thay quần áo.
Ngô Lệ lo lắng không biết Trần Minh sẽ sống thế nào nếu bố mẹ không còn.
Điều bất ngờ hơn là mẹ chồng không hề có cảm giác khó chịu hay lo sợ gì cho tương lai của con trai. Bà không hề nghĩ việc làm của mình là sai mà luôn cho rằng việc một người mẹ chăm sóc cho con trai của mình là lẽ thường tình.
Bi kịch gia đình
Quá bức bối với chồng, Ngô Lệ đã bỏ nhà ra đi, muốn bình tĩnh lại và cho chồng cơ hội để sửa đổi mà không hề biết rằng, sau khi cô đi, Trần Minh cũng không quan tâm, không liên lạc với vợ và không yêu cầu vợ quay về nhà.
Mẹ chồng là người gọi điện cho Ngô Lệ nên cô đã lập tức nói ra ý muốn của mình: Ly hôn!
Mọi việc tưởng chừng như đơn giản bởi cả hai chưa có con cũng không có tài sản chung gì quá lớn nhưng mẹ chồng Ngô Lệ lại trở thành người phát ngôn của con trai và yêu cầu con dâu: "Nếu con không đưa cho chúng ta 400.000 nhân dân tệ (gần 1,5 tỷ đồng) thì sẽ không có chuyện ly hôn. Chúng ta đã mua một ngôi nhà trị giá hơn 1 triệu nhân dân tệ để cưới con. Nếu sau này con kết hôn lần nữa, đó sẽ là cuộc hôn nhân thứ hai. Con phải bồi thường cho chúng ta những mất mát của chúng ta."
Câu nói của mẹ chồng khiến Ngô Lệ vô cùng sốc. Ngô Lệ bước vào cuộc hôn nhân này xuất phát từ tình yêu bình thường và hy vọng sẽ có cuộc sống tốt đẹp. Cuối cùng, cô nhận ra rằng cô thực sự không thể chấp nhận được tính cách của chồng mình.
Mẹ chồng cô mới là người cần suy nghĩ nhiều hơn. Nếu mẹ chồng không quá cưng chiều, liệu bà có để con trai mình đi đến mức ly hôn không?
Cuối cùng Ngô Lệ và Trần Minh ngồi lại với nhau, hai người đã có thể bình tĩnh lại và trò chuyện. Về mặt logic, Trần Minh có thể nắm bắt cơ hội, bày tỏ cảm xúc và kế hoạch thực sự của mình, và có lẽ có thể cứu vãn mối quan hệ.
Nhưng khi rời xa mẹ, anh không biết phải nói gì. Anh ấy cúi đầu và không nói gì.
Khi Ngô Lệ Lệ sốt ruột hỏi, anh đã đồng ý ly hôn, nhưng vẫn chưa dám quyết định phân chia tài sản.
Thực tế cuộc sống cũng không phải hiếm gặp những "em bé khổng lồ" giống như Trần Minh.
Nguyên nhân khiến nhiều người trưởng thành bỗng trở thành "em bé khổng lồ" có liên quan đến môi trường sống của chúng từ khi còn nhỏ.
Đầu tiên, đứa trẻ ấy có một người mẹ mạnh mẽ, và thứ hai, chúng có tính cách hướng nội.
Trong quá trình nuôi dạy con, người mẹ mạnh mẽ cũng dần quen với việc đưa ra quyết định thay con mình. Nếu con không thay đổi, người mẹ sẽ tiếp tục như vậy mà không nhận ra rằng điều đó là không phù hợp.
Trong cuộc sống, chúng ta cũng có thể tìm thấy những bà mẹ như vậy. Có những bà mẹ chồng, mẹ vợ vào phòng con dâu/con rể mà không gõ cửa, thậm chí còn mở thẳng tủ quần áo để kiểm tra.
Họ còn yêu cầu con dâu học nấu ăn và chăm sóc chồng chu đáo để cô có thể yên tâm trao lại trọng trách chăm sóc con trai. Và ngược lại, con rể cũng phải biết những việc làm của phụ nữ để làm thay vợ.
Các bà mẹ đã quên rằng con cái đã trưởng thành và có quyền tự quyết định cũng như có nghĩa vụ chăm sóc gia đình. Con cần phải chịu trách nhiệm cho sự phát triển của mình thay vì được chiều chuộng.
Một số người đàn ông hướng ngoại hơn và khi họ thấy bạn bè mình làm việc gì đó, họ sẽ bắt chước theo. Họ sẽ dần dần thoát khỏi gia đình ban đầu và hình thành các giá trị riêng của mình. Đây chính là sự độc lập.
Tuy nhiên, những người đàn ông hướng nội thì không may mắn như vậy. Họ sẽ luôn sống trong vòng tròn của mẹ, giống như "con ếch trong giếng", và đánh mất cơ hội tốt để phát triển bản thân.