Giữa lúc giá vàng đang cao, con bị mất chiếc lắc chân, kiểm tra camera tôi bàng hoàng vì liên quan đến mẹ chồng

Tôi đắn đo mãi không biết có nên hỏi mẹ chồng không, vì sợ mang tiếng.

Đợt lễ Giải phóng miền Nam 30/4 vừa qua, vợ chồng tôi có cho các con về quê thăm ông bà ngoại. Trước khi quay trở lại thành phố, ông ngoại dúi vào tay một chiếc hộp, bảo là quà tặng đầy tháng cho đứa con thứ 2 của tôi. Hôm đó vì bận rộn nên tôi chỉ kịp cảm ơn ông ngoại rồi cất vội vào trong túi. Đến khi lên phố cũng chưa mở ra xem là thứ gì.

Hôm trước, trong lúc trò chuyện điện thoại với ông ngoại, ông mới hỏi tôi là có thích món quà ông tặng cháu hay không. Lúc đó tôi mới sực nhớ ra.

Mở chiếc hộp, tôi có phần khá sửng sốt khi đó là một chiếc lắc chân bằng vàng, nặng lắm, cỡ 4-5 chỉ.

Ảnh minh họa

Chiếc vòng bằng vàng ta, được điêu khắc đẹp lắm nên tôi thích thú đeo thử luôn vào chân cho con để chụp ảnh, ngắm nghía. Vậy nhưng khi chưa kịp cất đi thì tôi có việc phải ra ngoài nên nhờ người nhà trông con dùm.

Tới lúc tôi về nhà cũng quên luôn việc đó, mãi tới tận sáng ngày hôm sau mới sực nhớ ra là chưa cất chiếc vòng vàng đó đi.

Tuy nhiên điều bất ngờ hơn là nhìn vào cổ chân đứa nhỏ lại không hề thấy chiếc vòng vàng đâu. Giây phút ấy lòng tôi như lửa đốt. Tôi lục tung khắp nhà để tìm nhưng không thấy, cảm giác vừa lo vừa sợ vì tiếc của mà lại mất trong chính nhà mình thì biết nghi ngờ cho ai bây giờ.

Đang suy nghĩ miên man, tôi chợt nhớ ra trong phòng ngủ của mình có camera nên tôi liền ngồi kiểm tra.

Camera ghi lại cảnh tượng sau khi tôi đi ra ngoài, mẹ chồng là người đến trông con tôi. Lúc bà bế cháu trong phòng thì chân đứa trẻ vẫn đeo lắc vàng nhưng sau đó, khi bà bế ra khỏi phòng chừng 15 phút rồi quay lại, chiếc vòng vàng đã biến mất. Tôi phải zoom camera mấy lần để nhìn.

Cuối cùng tôi xác định, người cuối cùng ở bên cạnh chiếc vòng vàng ấy chính là mẹ chồng tôi nên không ai khác, chắc chắn bà ấy là người đã lấy chiếc vòng vàng.

Ảnh minh họa

Vậy nhưng làm sao tôi có thể hỏi thẳng bà được? Trong đầu tôi suy nghĩ bao nhiêu phương án, hay là sang thẳng phòng bà để tìm, hoặc là nói với chồng để anh xin lại bà, hoặc là công khai camera để mẹ chồng chủ động trả lại chiếc vòng...

Giữa lúc giá vàng tăng cao mà mất chiếc vòng vàng thì đúng là sạt nghiệp, chưa kể đó lại là chiếc vòng kỉ niệm mà ông ngoại tặng cho cháu, chắc chắn ông cũng chắt bóp lắm mới đủ tiền mua.

Thấy tôi có vẻ thất thần, chồng hỏi chuyện. Tôi kể lại toàn bộ sự việc thì anh cũng hoang mang giống như tôi. Cuối cùng hai vợ chồng tôi quyết định đem chuyện này hỏi thẳng mẹ chồng.

Thế nhưng thật bất ngờ là mẹ chồng chối bay:

- Ủa, vòng vàng nào vậy, sao mẹ chưa nhìn thấy thằng nhỏ đeo vòng vàng bao giờ? Mẹ cũng không hề cầm cái vòng nào cả.

- Vòng vàng ông ngoại mới tặng cháu hôm bữa, con mới kịp đeo chụp ảnh chưa kịp cất đi thì giờ đã không thấy. Con có xem camera thì có cảnh này nên mới hỏi mẹ.

Tôi đưa cho mẹ chồng xem lại đoạn camera đó thì mẹ chồng cũng bàng hoàng không kém. Bà nhớ lại lúc đó có bế cháu ra ngoài phòng khách phòng bếp 1 lúc xong quay lại phòng ngủ luôn nhưng không hề biết chân cháu đang đeo vòng vàng. Vậy phải chăng chiếc vòng đã rơi ra sàn và ai đó là người nhặt được.

Ảnh minh họa

Trong nhà tôi lúc đó có 2 cô giúp việc và một người thợ sửa ống nước. Tuy nhiên 2 cô giúp việc khẳng định bản thân không nhặt được chiếc vòng nào cả.

Nghe mọi người nói tới thế mà tôi đã òa khóc vì nghĩ rằng chắc chắn làm mất chiếc vòng thật rồi.

Giữa lúc cả nhà đang buồn bã, thậm chí nghi kị lẫn nhau thì cậu con trai 4 tuổi có biểu hiện lạ. Tôi lập tức hỏi mẹ chồng:

- Mẹ, lúc mẹ bế thằng nhỏ thì thằng lớn có lại gần em không?

Mẹ chồng tôi sực nhớ ra là có. Bà có nhờ thằng anh trông em tầm 5 phút. Cả nhà đổ dồn mắt hỏi thằng bé 4 tuổi:

- Con có lấy một chiếc vòng ở chân của em không?

Nó ấp úng một lúc rồi trả lời:

- Con có ạ.

- Thế con cất đâu rồi.

- Mất rồi ạ.

Cả nhà tá hỏa trước câu trả lời của nó. Hỏi kĩ hơn thì được biết, hóa ra cu cậu thấy đẹp nên đã tháo ra, mang ngay sang nhà cô bé hàng xóm và tặng cho người bạn tri kỉ đó.

Ảnh minh họa

Tôi chạy vội sang nhà hàng xóm thì thấy quả nhiên, cô bé đang đeo chiếc vòng vàng của nhà mình. Phân trần một lúc với bố mẹ cô bé, cuối cùng họ cũng đồng ý cho tôi nhận lại chiếc vòng.

Sau sự vụ này, tôi phải nói chuyện mãi cho con trai hiểu chứ không sau này chắc của nải trong nhà cứ không cánh mà bay mất.

Tâm sự từ độc giả huonglan...

Trẻ nhỏ chưa có hiểu biết nhiều về tiền bạc và cũng không phân biệt được những đồ vật có giá trị cao. Chính vì thế đã có không ít tình huống dở khóc dở cười vì trẻ vô tư mang món đồ đắt tiền của gia đình tặng cho người khác giống như cậu bé trong câu chuyện trên đây.

Câu chuyện như một lời nhắc nhở các bậc cha mẹ nếu trong nhà có những đồ vật có giá trị như vòng tay vàng, trang sức bằng vàng, tượng nhỏ bằng vàng,… thì không nên để ở nơi trẻ dễ tìm thấy mà hãy cất giữ thật kĩ. Bằng không trẻ nhỏ sẽ mang ra ngoài gây tổn thất nặng nề.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần trao đổi với trẻ một số quan điểm chung về tiền bạc, đồ trang sức để trẻ hiểu được những vật có giá trị đơn giản, những gì được tặng, những gì không được tặng.

Nói với con về tiền bạc ngay từ nhỏ

Tiền bạc là một chủ đề quan trọng trong cuộc sống và nó không nên bị coi là cấm kỵ trong việc giáo dục con cái. Ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ nên bắt đầu nói về những vấn đề xung quanh tiền bạc, như nguồn gốc của tiền, mục đích sử dụng và cách kiếm tiền.

Bố mẹ có thể bắt đầu nói với con về công việc của mình và lý do tại sao phải đi làm để kiếm tiền. Bố mẹ có thể giải thích cho con về mức lương của mình và cách mà họ sử dụng tiền để chi tiêu cho gia đình. Điều này sẽ giúp con hiểu rõ hơn về giá trị của tiền bạc và tầm quan trọng của việc kiếm tiền.

Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, bố mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên dạy con về sự giàu có hoặc tiêu tiền một cách vô độ. Thay vào đó, hãy truyền đạt cho con những giá trị về tiết kiệm, đầu tư và sử dụng tiền một cách có trách nhiệm.

Giao cho con nhiệm vụ đi mua đồ để con biết giá trị của từng món đồ

Một cách tuyệt vời để giúp trẻ hiểu về giá trị của tiền bạc là giao cho chúng nhiệm vụ đi mua đồ ở siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý tài chính và trách nhiệm sử dụng tiền bạc. 

Để giúp trẻ em thực hiện nhiệm vụ này, bố mẹ có thể lên danh sách các món đồ cần mua và ghi giá tiền cụ thể. Trẻ có thể chọn các món đồ trong danh sách và không bị phân tâm bởi những món đồ khác. Bố mẹ cũng nên dạy con cách tính tổng số tiền và đưa cho nhân viên thu ngân số tiền thích hợp.

Để bắt đầu, bố mẹ có thể giao cho trẻ mua những món đồ giá trị nhỏ trước. Khi trẻ cảm thấy tự tin hơn, có thể cho trẻ mua những món đồ có giá trị lớn hơn và tăng dần độ khó của nhiệm vụ.

Ngoài việc giúp trẻ em phát triển kỹ năng quản lý tài chính, việc giao cho trẻ nhiệm vụ mua sắm cũng giúp trẻ học hỏi về sự trách nhiệm và độc lập trong cuộc sống. Bố mẹ cũng có thể sử dụng cơ hội này để truyền đạt cho trẻ những giá trị về tiền bạc, như tiết kiệm và sử dụng tiền một cách có trách nhiệm.

Cùng con chơi các trò kinh tế

Một cách tuyệt vời để giúp trẻ em hiểu về các khái niệm kinh tế quan trọng là cho chúng tham gia vào các trò chơi kinh tế như Monopoly - phiên bản Việt là "Cờ tỉ phú". Trò chơi này giúp trẻ tìm hiểu về các khái niệm kinh tế quan trọng như đầu tư, tài sản, nợ và thuế. Ngoài ra, trò chơi này còn giúp trẻ em phát triển kỹ năng quản lý tài chính và tư duy chiến lược.

Bố mẹ có thể sử dụng trò chơi này để giải thích cho trẻ về cách thức hoạt động của thị trường, các hoạt động kinh doanh và quản lý tài sản. Trò chơi này cũng giúp trẻ em hiểu rõ hơn về việc quản lý tiền bạc và đầu tư, từ đó giúp trẻ em phát triển kỹ năng quản lý tài chính và tư duy chiến lược.

Đối với trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể sử dụng các trò chơi khác như The Game of Life hoặc Cashflow để giúp trẻ hiểu rõ hơn về các khái niệm kinh tế. Đồng thời, giúp trẻ thực hành quản lý tài chính và phát triển kỹ năng tư duy chiến lược.

CHI CHI