Công ty Cổ phần Cáp điện Tự Cường và mối quan hệ zích zắc với nhà thầu Tuấn Ân Hà Nội

Công ty Cổ phần Cáp điện Tự Cường lúc thì liên danh, khi lại thành đối thủ với Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội. Cáp điện Tự Cường còn dùng nhiều hợp đồng với các công ty điện lực làm tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng.

Vừa liên danh, vừa đối thủ tại nhiều chủ đầu tư

Công ty Cổ phần Cáp điện Tự Cường (Mã số thuế: 0106735300; địa chỉ trụ sở: Số 48, ngõ 325, phố Kim Ngưu, tổ 24D, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Người đại diện pháp luật là Giám đốc Phạm Duy Vũ.

tu-cuong1-1713321189.JPG
Ảnh chụp trên website: https://tucuongcable.com/.

Với tư cách nhà thầu, dù chỉ chủ yếu thực hiện các gói quy mô nhỏ từ hàng chục triệu đồng đến khoảng dưới 30 tỷ đồng, nhưng số lượng lớn các gói thầu như vậy giúp quy mô trúng thầu hằng năm của công ty Cổ phần Cáp điện Tự Cường (Cáp điện Tự Cường – PV) lên đến cả trăm tỷ đồng.

Bởi vậy, thống kê sơ bộ từ mạng đấu thầu quốc gia, tổng giá trị trúng thầu của Tự Cường từ trước đến nay ở mức trên 1,9 nghìn tỷ đồng, với 310 gói tại các đơn vị điện lực nhiều địa phương, chủ yếu ở địa bàn Hà Nội.

tu-cuong2-1713321189.JPG
Công ty Cáp điện Tự Cường trúng nhiều gói thầu ngành điện lực với tổng giá trị hơn 1,9 nghìn tỷ đồng.

Cáp điện Tự Cường được biết đến là thương hiệu dây và cáp điện lâu năm tại thị trường Việt Nam, là nhà cung cấp thường xuyên cho lưới điện thành phố Hà Nội, các công ty truyền tải điện, ban quản lý dự án cũng như công ty xây lắp trong ngành.

Bởi vậy, trong 88 bên mời thầu mà đơn vị này từng tham dự thầu thì 100% là thuộc ngành điện lực.

Đối với các nhà thầu, Tự Cường có mối quan hệ khá zích zắc với công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội. Được biết, Tuấn Ân Hà Nội là một thành viên trong hàng chục công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị điện do ông Huỳnh Tuấn Ân thành lập.

Hồi cuối năm 2023, ông Huỳnh Tuấn Ân cùng Giám đốc, Phó Giám đốc EVN Bình Thuận và một loạt lãnh đạo doanh nghiệp được xác định là bị can liên quan vụ án hình sự trong lĩnh vực đấu thầu xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân, Công ty Điện lực Bình Thuận và các đơn vị liên quan.

tu-cuong3-1713321189.JPG
Công ty Cổ phần Cáp điện Tự Cường và mối quan hệ liên danh – đối thủ với nhà thầu Tuấn Ân Hà Nội.

Tìm hiểu được biết, Công ty Cáp điện Tự Cường đã “song hành” cùng nhà thầu Tuấn Ân Hà Nội ở 62 gói. Trong số này, hai nhà thầu liên danh thực hiện khoảng 19 gói ở các công ty điện lực trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Ba Vì, Sơn Tây, Ứng Hòa, Thường Tín, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Ba Đình, Mỹ Đức, Hoài Đức.

Thế nhưng, ở khoảng 42 gói thầu khác, Tự Cường và Tuấn Ân Hà Nội lại trong thế đối đầu khi góp mặt trong những hồ sơ dự thầu khác nhau (có khi là mỗi công ty lại liên danh với các đối tác khác). Kết quả chung của những cuộc thầu này, Tuấn Ân Hà Nội giành chiến thắng. Có thể lấy ví dụ các gói thầu ở công ty điện lực:

Chương Mỹ, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Thạch Thất, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Oai, Bắc Từ Liêm, Chương Mỹ, Thanh Trì, Ứng Hòa, Thường Tín, Ba Đình, Ứng Hòa…

Như vậy có thể thấy, ở cùng một chủ đầu tư như công ty Điện lực Ứng Hòa, công ty Điện lực Ba Đình hay công ty điện lực Thanh Trì, Tuấn Ân Hà Nội và Cáp điện Tự Cường lúc thì liên danh, khi lại thành đối thủ.

   Xem thêm: Lợi nhuận sụt giảm, tổng nợ tăng vọt, Armephaco thay ghế lãnh đạo

tu-cuong4-1713321189.JPG
Một ví dụ thể hiện mối quan hệ liên danh đối thủ của Cáp điện Tự Cường và Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội.

Nhiều lần thế chấp ngân hàng bằng quyền đòi nợ

Đáng chú ý, trong quá trình hoạt động, từ giữa năm 2020 cho đến nay, công ty Cáp điện Tự Cường đã nhiều lần dùng quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng với các công ty điện lực làm tài sản đảm bảo để giao dịch tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) - Chi nhánh Thăng Long.

Gần đây nhất, tháng 2/2024, tài sản đảm bảo là quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng mua sắm số 06/2024/HĐMS-PC HAIBATRUNG ngày 05/02/2024 và các phụ lục khác kèm theo (nếu có) giữa liên danh Công ty Cổ phần Sứ Thuỷ Tinh Cách Điện và Công ty Cổ Phần Cáp điện Tự Cường với Công ty Điện lực Hai Bà
Trưng.

Tháng 1/2024, tài sản đảm bảo là quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng số 192/HĐ- PCGIALAM ngày 12/12/2023 và các phụ lục khác kèm theo (nếu có) giữa Liên danh Công ty Cổ Phần Đầu tư và phát triển công nghiệp HTH và Công ty Cổ Phần Cáp Điện Tự Cường và Công ty Điện lực Gia Lâm.

Tháng 11/2023, Quyền đòi nợ phát sinh từ nhiều hợp đồng giữa Công ty Cổ phần Cáp điện Tự Cường và Công ty Điện lực Thanh Trì, Công ty Điện lực Ứng Hòa cũng được dùng làm tài sản đảm bảo.

Trước nữa, Tự Cường dùng quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng với nhiều đơn vị điện lực khác làm tài sản đảm bảo, có thể kể đến như: Công ty Điện lực Quốc Oai; công ty Điện lực Đống Đa; Công ty Điện lực Mê Linh; Công ty Điện lực Cầu Giấy; Công ty Điện lực Long Biên; Công ty Điện lực Mỹ Đức; Công ty Điện lực Tây Hồ; Công ty Điện lực Quốc Oai; Công ty Điện lực Gia Lâm…