Cứ 7h tối là con đòi lên giường đi ngủ, biết lý do tôi đuổi việc bảo mẫu có 10 năm kinh nghiệm

Con ngủ sớm quá, tôi chưa thể làm việc gì.

Trong khi nhiều bà mẹ tìm cách cho con đi ngủ sớm mỗi tối thì tôi lại gặp vấn đề ngược lại.

Trước đây, nhà tôi có một cô giúp việc đã làm việc lâu năm trong gia đình. Vì lâu năm nên rất thân thiết, mọi sinh hoạt trong gia đình cũng thoải mái, miễn sao phù hợp là được, không cần có quy tắc gì cả.

Tuy nhiên 2 tháng trở lại đây, cô giúp việc đó xin nghỉ vì lý do cá nhân, tôi buộc phải tìm một người mới thay thế.

Người mới đến này tôi tìm được qua trung tâm môi giới với lời giới thiệu rất hấp dẫn - 10 năm kinh nghiệm, vậy nên tôi phải trả với mức lương 9 triệu/tháng, bao ăn ở.

Ảnh minh họa

Mọi việc cô làm tôi đều ưng ý nhưng có điều lại khiến tôi lo lắng nhất. Đó là từ khi có cô bảo mẫu này trong nhà, con trai tôi rất hay đòi đi ngủ sớm. Đều đặn cứ vào khoảng 19h mỗi ngày là con kêu buồn ngủ díu mắt nên muốn đi ngủ. Ban đầu thì là do cô bảo mẫu gọi vào phòng ngủ sau đó con thành nếp, 19h tự động vào phòng, đóng cửa và đi ngủ. Tôi có kiểm tra thì con ngủ thật, cô bảo mẫu cho bé ngủ xong thì về phòng của mình.

Tuy nhiên cũng có điều có lẽ vì con ngủ sớm quá nên cứ khoảng 11-12h đêm là bắt đầu thức và quấy, có hôm thì không ngủ nữa, 2-3h sáng mới tiếp tục ngủ.

Tôi có nói cô bảo mẫu:

- Không cần bắt cháu đi ngủ sớm đâu cô ạ vì nhiều đêm cháu lại thức, như vậy không hề tốt.

Thế nhưng cô bảo mẫu lại chỉ trích ngược lại lý do là do vợ chồng tôi:

- Tôi đi làm bảo mẫu 10 năm nay rồi luôn cho trẻ đi ngủ từ 19h tối và trẻ ngủ rất ngon, chẳng ai kêu ca gì, chỉ mỗi gia đình cô là lại yêu cầu cho con ngủ muộn hơn. Đêm hôm đứa trẻ thức chắc là do anh chị chứ đâu phải do đứa trẻ. (vì chúng tôi ngủ chung với con).

Ảnh minh họa

Ban đầu khi nghe cô nói thế chúng tôi cũng nghĩ có lẽ mình đã sai, bên cạnh đó khi hỏi ai, họ cũng tấm tắc khen ngợi bảo mẫu nhà tôi vì khéo giúp trẻ ngủ sớm.

Tuy nhiên trong một lần tình cờ đi qua phòng bảo mẫu, tôi mới biết được lý do cô ấy luôn ép con tôi đi ngủ sớm. Hóa ra là để cô ấy có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Mỗi tối, cô ấy đều đặn gọi điện thoại trò chuyện với rất nhiều người, từ chồng, con đến bạn bè, người thân... thậm chí là những người mới quen qua mạng xã hội. Ngoài ra, cô ấy sẽ xem livestream, mua hàng qua mạng...

Thói quen đó được thực hiện đều đặn mỗi tối vào khoảng thời gian sau khi con trai tôi đã đi ngủ. Lúc này tôi mới hiểu ra:

- Cô ơi, có phải cô cho đứa trẻ đi ngủ sớm để làm việc riêng đúng không?

- Tôi cũng có việc riêng của mình và tôi làm lúc đứa trẻ đã ngủ chứ đâu phải lúc đứa trẻ thức đâu mà gia đình lại ý kiến. Ngoài ra cháu nên yên tâm rằng cô đi làm giúp việc rất lâu năm rồi, việc cho trẻ đi ngủ từ 19h tối là rất tốt, đứa trẻ có thể chưa quen nên thức dậy giữa đêm, dần dần sẽ quen thôi.

Ảnh minh họa

Mặc dù lời biện hộ của cô không biết có đúng không nhưng không phù hợp với hoàn cảnh sống của gia đình tôi. Bên cạnh đó, tôi đọc được những thông tin, trẻ thức dậy vào khung giờ đêm không hề tốt nên chuyện đi ngủ quá sớm chưa chắc đã đúng.

Do đó tôi vẫn quyết định cho cô nghỉ việc và tìm người khác. Cô tỏ ra tức tối nhưng cũng chấp nhận nghỉ.

Tâm sự từ độc giả minhvi...

Như chúng ta đã biết, ngủ là một quá trình hoạt động trong cơ thể con người giúp chúng ta sảng khoái và giảm bớt mệt mỏi.

Đối với người lớn, đảm bảo chất lượng và giấc ngủ đầy đủ có thể giúp trẻ tràn đầy năng lượng suốt cả ngày, còn đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ liên quan trực tiếp đến sức khỏe thể chất, giúp cơ thể và trí não trẻ phát triển tốt.

Ngủ ngon vào ban đêm sẽ thúc đẩy sự phát triển về tinh thần cho trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có giấc ngủ tốt và trọn vẹn rất có lợi cho sự phát triển về IQ và chiều cao hơn. Điều này cho thấy, giấc ngủ có ảnh hưởng tốt đến trí nhớ, sự sáng tạo và trạng thái tinh thần của trẻ.

Trẻ ngủ sâu vào 2 thời điểm này, trí não phát triển tốt

Muốn con lớn lên thật thông minh và khỏe mạnh, mẹ nên biết 2 khung giờ dưới đây là thời gian ngủ sâu tốt nhất của trẻ để phát triển IQ và chiều cao tối đa.

Từ 22:00 - 01:00 đêm

Từ 10 giờ tối cho đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, đặc biệt là trong khoảng sau 10 giờ tối thì lượng hormone sinh trưởng tiết ra đạt đến mức cao nhất, thậm chí có thể cao gấp 5-7 lần so với thời gian ban ngày. Tuy vậy, không phải cứ đến 9 giờ tối thì hormone sinh trưởng mới bắt đầu tiết ra số lượng lớn theo đúng giờ.

Để loại hormone có ích cho trí não trẻ tiết ra nhiều cần có thêm các yếu tố quan trọng khác. Đó là chỉ khi trẻ chìm vào giấc ngủ sâu thì mới đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu trẻ đi ngủ vào khung giờ này, não bộ và các cơ quan nội tạng trong cơ thể của trẻ được nghỉ ngơi thư giãn. Điều này giúp cho não bộ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn, trẻ sẽ ngày càng thông minh, nhanh nhẹn.

Vậy nên, nếu đến thời điểm vàng mà trẻ vẫn chưa lên giường hoặc nằm trên giường mà chưa ngủ, hoặc đã ngủ nhưng chưa say giấc thì lượng hormone sinh trưởng cũng chỉ ở mức thấp, không đáng kể.

Từ  5-7 giờ sáng

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, thời gian kích thích hoocmon sinh trưởng của tuyến yên là vào 5-7 giờ sáng. Trẻ không ngủ hoặc tỉnh dậy sớm trong hai khoảng thời gian này, đồng nghĩa với việc đã bỏ qua khoảnh khắc quan trọng nhất để tiếp nhận hormon kích thích não và chiều cao.

Khi trẻ ngủ sâu trong khung giờ vàng này có thể giúp trẻ tăng trưởng chiều cao và trí tuệ. Trẻ càng đi ngủ muộn hoặc thức dậy quá sớm càng bất lợi trong việc phát triển chiều cao và trí tuệ. 

Cuối cùng, các chuyên gia khuyên rằng, nếu muốn con phát triển toàn diện, thông minh và cao hơn trong tương lai, cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ trước 9 giờ hoặc 9 giờ 30 tối để đảm bảo trẻ có thể ngủ đủ 10 tiếng, và sớm đạt được giấc ngủ sâu.

Do đó, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen ngủ lành mạnh từ nhỏ, nhằm giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ tốt hơn.

THEO PHAN NGUYỄN (GHI)