Cửa ngõ Hà Nội ùn tắc "nghẹt thở" trong ngày làm việc cuối trước kỳ nghỉ lễ 2/9

Từ đầu giờ chiều ngày 30/8, những trục đường chính của Hà Nội bắt đầu ùn tắc do đông người dân đổ về quê nghỉ lễ.

Chiều nay (30/8) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 2/9, người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nên nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố đã xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, người tham gia giao thông chật vật nhích từng mét.

Cảnh ùn tắc ở các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội đã trở nên quen thuộc trước mỗi dịp nghỉ lễ.

Cảnh ùn tắc ở các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội đã trở nên quen thuộc trước mỗi dịp nghỉ lễ.

Càng về cuối giờ chiều, lượng phương tiện di chuyển theo hướng ra ngoại thành Hà Nội lại càng đông.

Càng về cuối giờ chiều, lượng phương tiện di chuyển theo hướng ra ngoại thành Hà Nội lại càng đông.

Các tuyến đường "cửa ngõ" Thủ đô như Vành đai 3 trên cao, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ,.... dòng xe nối đuôi nhau nhích từng chút một.

Các tuyến đường "cửa ngõ" Thủ đô như Vành đai 3 trên cao, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ,.... dòng xe nối đuôi nhau nhích từng chút một.

Dịp 2/9 năm nay, người lao động trên cả nước được nghỉ 4 ngày (từ 31/8 đến hết ngày 3/9) nên lượng người đổ về quê và đi du lịch rất đông.

Dịp 2/9 năm nay, người lao động trên cả nước được nghỉ 4 ngày (từ 31/8 đến hết ngày 3/9) nên lượng người đổ về quê và đi du lịch rất đông.

Cảnh ùn tắc tại Hà Nội đã trở nên quen thuộc trước mỗi kỳ nghỉ lễ trong năm.

Cảnh ùn tắc tại Hà Nội đã trở nên quen thuộc trước mỗi kỳ nghỉ lễ trong năm.

Trước đó, Ủy ban ATGT quốc gia đã công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân về hoạt động vận tải và đảm bảo TTATGT dịp nghỉ lễ.

Theo đó, để phản ánh các vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ như chở quá số người quy định, tăng giá vé quá quy định, nhồi nhét và chèn ép hành khách, chạy sai luồng tuyến, dừng đón trả khách sai quy định, ùn tắc giao thông và các vi phạm khác (uống rượu, bia rồi lái xe, sử dụng điện thoại, sử dụng ma túy, không đội mũ bảo hiểm, vi phạm tốc độ, vận chuyển hàng cấm, nguy cơ cháy, nổ), tai nạn giao thông…, người dân liên hệ số điện thoại cố định 069.23442608 hoặc số di động 0995.676.767 (Cục CSGT, Bộ Công an).

Phản ánh các thông tin về tình trạng quá tải tại nhà ga, bến xe; công tác bán vé, hành vi tăng giá vé quá quy định, chạy sai luồng tuyến, người dân liên hệ số điện thoại: 1900.545.570 máy lẻ 2, của Phòng Quản lý vận tải và phương tiện người lái, Cục Đường bộ Việt Nam.

Phản ánh các bất cập về tổ chức giao thông, về đường sá, đèn tín hiệu, chở quá tải trọng, ùn tắc giao thông trên cao tốc và các quốc lộ, liên hệ số điện thoại: 1900.545.570 máy lẻ 1, của Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, Cục Đường bộ Việt Nam.

Người tham gia giao thông muốn phản ánh và được giải đáp thông tin về đường sắt, liên hệ số 0865.367.565 (Cục Đường sắt Việt Nam); về hàng không, liên hệ số 0916.562.119 (Cục Hàng không Việt Nam); về đường thủy, liên hệ số 0942.107.474 (Cục Đường thủy nội địa); về hàng hải, liên hệ số 0914.689.576 (Cục Hàng hải Việt Nam).

Để phản ánh chung về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông, người dân có thể liên hệ tới số điện thoại của Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia: 081.9115911.

Người tham gia giao thông trước khi phản ánh tới đường dây nóng cần có đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, biển kiểm soát phương tiện (hoặc số hiệu chuyến bay, chuyến tàu), hành vi vi phạm hoặc vấn đề gây mất TTATGT; ưu tiên dùng tin nhắn để đảm bảo chính xác, thuận tiện, an toàn.

Nhóm PV