Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (KPF) dự kiến lãi gấp 4 lần, tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ trong năm 2022

CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (HoSE: KPF) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 dự kiến tổ chức vào ngày 31/3 với nhiều nội dung đáng chú ý.

s4s-1648089220.png

Nguồn thu từ các dự án

Theo tài liệu công bố, KPF dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu gấp gần 4 lần thực hiện năm ngoái lên 450 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cũng gấp 2,7 lần đạt 205 tỷ đồng.

Để hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra, công ty sẽ gia tăng các hoạt động phân tích đầu tư, hợp tác kinh doanh bằng các cấu trúc tài chính phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn dài hạn với mức lãi suất hấp dẫn để tìm kiếm và mở rộng các cơ hội mới của thị trường. Trong năm 2022, công ty dự kiến sẽ có khoản thu bán hàng bắt đầu từ quý III của dự án đầu tư 199 căn hộ du lịch biển tại Đà Nẵng.

Ngoài ra, KPF sẽ tiến hành triển khai việc phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu để tiếp tục triển khai đầu tư vào các dự án tiềm năng như Khu đô thị Takara (19,7 ha); Khu du lịch sinh thái Mekong Golf & Villas (20ha) tại Bình Dương...

Công ty cho biết sẽ đạt được doanh thu bán hàng ngay trong quý 3, nhờ dự án đầu tư vào căn hộ du lịch biển tại Đà Nẵng. Ngoài ra, để tăng cường nguồn lực đầu tư, Công ty sẽ tiến hành triển khai ngay việc phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu để tiếp tục triển khai đầu tư vào các dự án tiềm năng như Khu đô thị Takara (19.7 ha tại Bình Dương) và Khu du lịch sinh thái Mekong Golf &Vllas (20 ha).

Bên cạnh đó, để tập trung được nguồn vốn sử dụng đầu tư vào những dự án nhà ở sinh lợi cao, Công ty sẽ tiếp tục thoái một phần vốn tại Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm trong năm 2022 và thực hiện IPO CTCP TTC Deluxe Sài Gòn.

Theo đó, HĐQT cũng dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch thoái vốn tại Công ty con là CTCP Deluxe Sài Gòn. Mục đích thoái vốn để thực hiện triển khai phương án IPO cho CTCP TTC Deluxe Sài Gòn theo hình thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng và niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX. KPF dự kiến chuyển nhượng 34.4 triệu cp để giảm sở hữu xuống còn 36.36% (20 triệu cp). Giá chào bán được xác định tại thời điểm thực hiện nhưng không thấp hơn 10,500 đồng/cp.

Trong năm qua, KPF đã phát hành tổng cộng gần 43 triệu cổ phiếu trả cổ tức, chào bán cổ phiếu riêng lẻ và ra công chúng để tăng vốn lên hơn 608 tỷ đồng như hiện nay. Đầu năm 2022, doanh nghiệp công bố Nghị quyết HĐQT triển khai phương án chào bán 66,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 13.000 đồng/cp cho các nhà đầu tư vào quý I. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Cũng trong tài liệu họp, KPF muốn thay đổi tên công ty thành Đầu tư Tài sản KOJI (KOJI Asset Invest.,JSC). Việc này đã được trình trong ĐHCĐ thường niên năm 2021 tuy nhiên chưa thực hiện được vì các hoạt động bị gián đoạn do giãn cách xã hội và thời điểm không phù hợp, ảnh hưởng đến hồ sơ và tiến độ thực hiện phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Tăng vốn, tìm kiếm cơ hội đầu tư

Tại kỳ họp thường niên sắp tới, HĐQT dự kiến trình phương án phát hành tổng cộng hơn 133,7 triệu cổ phiếu trong năm nay, gồm 6,36 triệu cổ phiếu trả cổ tức (tỷ lệ 5%) và chào bán 127,36 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 1:1) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu hoàn tất các đợt phát hành, vốn điều lệ có thể lên đến 2.610 tỷ đồng, gấp 4 lần mức hiện tại và gấp 14,6 lần số vốn đầu năm ngoái.

Tổng số tiền dự kiến thu được là 1.273 tỷ đồng, trong đó 1.000 tỷ đồng sẽ được sử dụng để đầu tư, góp vốn, mua cổ phần tại các công ty, dự án; khoảng 273 tỷ đồng còn lại để đầu tư kinh doanh bất động sản bằng cách tài trợ một phần vốn triển khai, hợp tác dự án.

Ngoài việc phát hành cổ phiếu, KPF dự kiến phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và đảm bảo bằng tài sản đảm bảo. Kỳ hạn tối đa 3 năm và lãi suất không vượt quá 12%/năm. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2022. Mục đích phát hành để bổ sung nguồn vốn hoạt động Của công ty nhằm thực hiện các hoạt động hợp tác đầu tư, mua bán sáp nhập, hợp nhất các công ty có dự án tốt để gia tăng hiệu quả đầu tư.

Để tập trung nguồn vốn sử dụng đầu tư vào các dự án nhà ở sinh lợi cao có điều kiện phát triển hơn, công ty sẽ tiếp tục thoái một phần vốn tại Công ty TNHH Cam Lâm trong năm nay theo kế hoạch. Ngoài ra, HĐQT cũng trình đại hội cổ đông kế hoạch thoái vốn tại TTC Deluxe Sài Gòn.

Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến chuyển nhượng 34,4 triệu cổ phần để hạ số lượng nắm giữ xuống 20 triệu đơn vị (tỷ lệ 36,36%). Giá chào bán chưa được xác định nhưng không thấp hơn 10.500 đồng/cp, tương ứng tổng số tiền thu về 361,2 tỷ đồng. Phương thức chuyển nhượng thỏa thuận trực tiếp với nhà đầu tư hoặc/và chuyển nhượng qua hình thức chòa bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng IPO.

Về kinh doanh, doanh thu thuần của KPF năm 2021 đạt 116 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với con số 40 tỷ đồng trong năm 2020. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh từ mức 2,2 tỷ đồng năm 2020 lên mức gần 47 tỷ đồng trong năm 2021. Đáng chú ý, kết quả lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt gần 76 tỷ đồng và vượt 55% kế hoạch trong năm