Đề xuất cải thiện chính sách trợ cấp thất nghiệp đảm bảo đời sống cho người lao động

Nhiều đại biểu cho rằng mức trợ cấp thất nghiệp hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu chi tiêu tối thiểu của người lao động và gia đình.

Tại phiên thảo luận ngày 27/11 về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự quan tâm đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, cho rằng mức hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu chi tiêu tối thiểu của người lao động và gia đình.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp chưa đủ đáp ứng chi phí sinh hoạt

Hiện tại, theo khoản 1 Điều 95 của Luật, mức trợ cấp thất nghiệp được tính bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong 6 tháng gần nhất trước khi thất nghiệp. Tuy nhiên, mức này không vượt quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

- Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước):

Mức lương tham gia BHTN thường chỉ đạt mức lương tối thiểu vùng (khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng).
Mức trợ cấp thất nghiệp chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng, không đủ để trang trải cuộc sống cá nhân, chưa kể đến việc hỗ trợ gia đình.

Đề nghị tăng mức trợ cấp thất nghiệp lên 75% mức bình quân tiền lương tháng để phù hợp với thực tế hiện nay.

- Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng):

Năm 2023, mức chi tiêu tối thiểu của một gia đình người lao động là 11,7 triệu đồng/tháng, trong khi mức hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ đạt 3,3 triệu đồng/tháng, tương đương 30% chi phí tối thiểu.

Đề nghị nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp để đảm bảo đời sống cơ bản cho người lao động khi mất việc.

tro-cap-that-nghiep-2-1733196214.jpg
Đề xuất cải thiện chính sách trợ cấp thất nghiệp bảo đời sống cho người lao động. Ảnh internet

Đề xuất cải thiện chính sách trợ cấp thất nghiệp

Các đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo và Quốc hội:

Nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN.

Quy định rõ ràng hơn về điều kiện hưởng trợ cấp, bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong trường hợp bất khả kháng.

Thực hiện các biện pháp kiểm tra và xác minh chặt chẽ thay vì áp dụng cấm đoán hoàn toàn với một số nhóm lao động.

Kiến nghị làm đủ từ 1 tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp

ộ LĐTB&XH nhận được kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam về việc nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng làm từ đủ 1 - 24 tháng được hưởng 2 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ đóng thêm đủ 12 tháng thì được thêm 1 tháng, tối đa không quá 12 tháng.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, kiến nghị này về cơ bản không gây bất lợi cho người lao động nhưng hạn chế người lao động lợi dụng nhảy việc.

Về kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Bộ LĐTB&XH cho biết, chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm của các nước có điều kiện tương đồng cũng như khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế.

Tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp; sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Bộ LĐTB&XH cho biết, quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối thiểu nêu trên được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định về trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động. Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất 12 tháng mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu chỉ đóng 1 tháng mà đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì không bảo đảm cân đối thu, chi Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối thiểu 3 tháng nhằm bảo đảm cho người lao động ổn định cuộc sống tạm thời và có đủ thời gian tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp, tốt hơn. 

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được bao nhiêu khi nghỉ việc từ 1/7/2024?

Khoản 1, Điều 41 Luật Việc làm quy định mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Còn theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng làm việc.

Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, mức lương tối thiểu tháng vùng I áp dụng đến ngày 30/6/2024 là 4.680.000 đồng.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, mức đóng và tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cuối cùng của người lao động là tháng 6/2024; mức hưởng tối đa sẽ được tính theo mức lương tối thiểu vùng khi đóng theo nguyên tắc đóng – hưởng của bảo hiểm thất nghiệp.
 

Minh Khuê (t/h)