Đối tượng nào được ưu tiên tiêm khi lô vắc-xin đầu tiên về Việt Nam?

Vắc-xin mới sẽ dùng cho các đối tượng ưu tiên gồm: Cán bộ y tế liên quan trực tiếp chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh nền nguy cơ cao tử vong nếu mắc Covid-19

Lô vắc-xin đầu tiên về Việt Nam sẽ tiêm cho ai?

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/2, đại diện bộ Y tế  cho hay, đã ký quy tắc để mua  vắc-xin AstraZeneca (Anh). Theo đó, trong năm 2021, 30 triệu liều sẽ được cung cấp cho Việt Nam, sớm nhất là quý I.

Vắc-xin mới sẽ dùng cho các đối tượng ưu tiên gồm: Cán bộ y tế liên quan trực tiếp chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh nền nguy cơ cao tử vong nếu mắc Covid-19, có thể tính đến cả cán bộ ngoại giao. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là EU đang khống chế xuất khẩu. Bộ Y tế đang đàm phán để nhanh nhất có vắc-xin. Ngoài ra, bộ Y tế cũng đang đàm phán để có các loại vắc-xin của Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Chính sách - Đối tượng nào được ưu tiên tiêm khi lô vắc-xin đầu tiên về Việt Nam?

Ảnh minh họa.

Tránh thiếu hàng, sốt giá gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân

Trả lời câu hỏi về giải pháp tiêu thụ hàng hóa nông sản của người dân ở các vùng dịch, Thứ trưởng bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, về phía bộ Công Thương, dịp gần Tết, Bộ phối hợp với bộ NN&PTNT, các đơn vị hữu quan, nhất là các địa phương và các doanh nghiệp, chuẩn bị nguồn hàng phục vụ cho Tết, kể cả thời gian sau Tết. Chúng ta vẫn nói nhiều về chuẩn bị hàng sau Tết, đây là việc hết sức quan trọng, để tránh thiếu hàng, sốt giá gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Có thể khẳng định, các địa phương hết sức chủ động, hệ thống doanh nghiệp, từ doanh nghiệp phân phối đến các doanh nghiệp kinh doanh, đã làm rất tốt”.

 “Chúng tôi khẳng định, đối với Tết, sẽ cung cấp đủ hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho người dân, không những ở thành phố lớn, mà ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt là những vùng dịch, không chỉ Hải Dương, Quảng Ninh, chúng tôi cũng quan tâm những tỉnh thành lân cận. Tại các vùng đó, trong một thời điểm nào đó có thể có tình trạng thiếu hàng. Tất cả những việc này, chúng ta đang làm rất tốt, đảm bảo đủ hàng hóa cho nhu cầu của người dân không những vào dịp Tết mà cả sau Tết và đặc biệt cho vùng dịch. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp để cung cấp đủ hàng. Người nông dân đã kí kết hợp đồng với doanh nghiệp bán hàng phục vụ Tết, cây cảnh, thực phẩm… Đây là thời điểm khó khăn của người nông dân. Chúng tôi rất chia sẻ với người sản xuất, người nông dân trong việc này”, ông Hải nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Hải cũng lưu ý: Hiện nay, chúng ta tập trung đến vệc chống dịch trước tiên để đảm bào dịch tại vùng này không lây lan ra sang các vùng khác, như Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đã chỉ đạo quyết liệt. Chúng  tôi đang phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp và các bộ ngành như bộ GTVT, bộ Công an để tránh tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, đưa các mặt hàng của người nông dân ra tiêu thụ ở các vùng khác. Xin nhắc lại, chúng ta vẫn phải tuân thủ quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch; đặc biệt là quy định rất cụ thể, chi tiết của bộ Y tế, thực hiện chống dịch. Hiện nay, chúng tôi quyết liệt phối hợp với các bộ ngành, cơ quan, doanh nghiệp và địa phương thực hiện tốt việc này.

Hà Nội cần nâng các biện pháp chống dịch cao hơn một mức

Tại buổi họp báo, lãnh đạo bộ Y tế cho rằng Hà Nội cần thay đổi chiến lược, nâng các biện pháp chống dịch cao hơn một mức, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc hạn chế tập trung đông người theo Chỉ thị 15, phù hợp cho từng địa bàn có nguy cơ lây nhiễm cao. Có thể xác định các trường bệnh F1 và coi F2 gần như F1. Truy vết, khoanh vùng nhanh, khoanh vùng rộng, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân. Nếu tất cả người dân âm tính sẽ nới lỏng dần. Tạm dừng vui chơi giải trí, tạm dừng hoạt động không thiết yếu, bắt buộc đeo khẩu trang.