Giao mùa sang thu, mẹ nên làm gì để hạn chế dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ?

Các bác sĩ nhi khoa thừa nhận rằng có nhiều trẻ bị dị ứng phải nhập viện hơn vào mùa thu. Một số trẻ thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, thậm chí chảy máu cam. Có trẻ bị đau mắt đỏ, khô mắt, dị ứng da, viêm họng...

Vào mùa thu, trẻ hay bị dị ứng chủ yếu liên quan đến những nguyên nhân này, mẹ cần chú ý.

1.Khi hậu mùa thu tương đối khô, bụi gia tăng

Mùa thu thời tiết hanh khô, trẻ rất dễ bị dị ứng. Ảnh minh họa

Mùa thu thời tiết thường hanh khô, độ ẩm không khí không đủ, nhiều khói bụi sẽ đi qua đường hô hấp, gây ra các kích thích trên cơ thể trẻ. Phấn hoa, lông động vật... cũng là chất gây dị ứng đối với trẻ.

2. Trẻ biếng ăn

Hầu hết các gia đình đều chuẩn bị đồ ăn nhẹ như sữa, trái cây, các loại hạt cho trẻ em. Vì bé thường xuyên ăn vặt nên sẽ ăn ít hơn trong bữa chính, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân dẫn đến khả năng miễn dịch của trẻ bị suy yếu.

3. Trẻ em ít hoạt động ngoài trời và dễ bị thiếu vitamin D

Mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ dưới 2 tuổi. Sau khi bé được 2 tuổi, bé sẽ tự tổng hợp vitamin D trong quá trình hoạt động ngoài trời. Những trẻ ít hoạt động ngoài trời dễ bị thiếu vitamin D.

4. Da trẻ còn yếu

Do da trẻ sơ sinh còn rất non nớt cho nên rất dễ bị dị ứng, đặc biệt lúc chuyển đột ngột từ vùng nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Những biểu hiện của dị ứng thời tiết là nổi những mẩn đỏ ngứa ngáy, làm cho bé rất khó chịu.

Mẹ nên chú ý đưa trẻ đi tiêm phòng cúm vào mùa thu để ngăn trẻ bị cúm vào mùa đông. Ảnh minh họa

Những cách đơn giản giúp trẻ phòng ngừa dị ứng trong thời điểm giao mùa.

Thời điểm giao mùa chính là lúc bé rất dễ bị dị ứng thời tiết nhất, vì vậy cha mẹ nên lưu ý vào những thời điểm này phải bảo vệ sức khỏe bé, bằng những cách sau đây:

- Thời tiết mùa thu hanh khô vì vậy, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm trong nhà. Hơn nữa, bạn cần vứt bớt những thứ đồ không dùng đến thay vì chất đống đồ đạc trong nhà.

- Tránh cho bé tiếp xúc với thú nhồi bông và không nên cho bé chơi dưới đất, đây chính là nơi hội tụ nhiều vi khuẩn làm cho tình trạng ngứa ngáy càng nặng hơn.

- Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách uống thêm vitamin cần thiết như nước cam, bưởi, dưa hấu,…

- Nên cho bé ăn những món có tính mát: Các loại cá, rau xanh, hoa quả,… Hạn chế ăn những món dễ gây dị ứng như cua, tôm, ghẹ,…

- Trong thời gian bé bị dị ứng nếu như có dấu hiệu bất thường như ho, sốt, sổ mũi,… thì nên đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra thăm khám và tư vấn.

- Trẻ bị dị ứng cần chú ý hơn đến việc phòng tránh lây nhiễm vi rút cúm. Vì vậy, mẹ nên chú ý đưa trẻ đi tiêm phòng cúm vào mùa thu để ngăn trẻ bị cúm vào mùa đông.

M.Nguyệt