Sỏi thận hình thành bên trong thận bằng muối khoáng và axit. Sỏi thận hình thành khi nước tiểu trở nên tập trung cô đặc, cho phép các khoáng chất kết tinh và dính lại với nhau.
Tuy nhiên, sỏi thận có thể có hoặc không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi nó di chuyển vào niệu quản - ống nối liền thận và bàng quang. Vì vậy, nhiều bệnh nhân bị sỏi thận nhưng không phát hiện cho đến khi sỏi đã lớn và có biến chứng nặng.
Từ ngày 12/6, bệnh viện Đa khoa Hà Nội (29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội) thực hiện chương trình miễn phí khám và sàng lọc sỏi tiết niệu. Bệnh nhân được thăm khám bởi hai chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiết niệu là TS.BS Lê Sỹ Trung (Nguyên trưởng khoa tiết niệu bệnh viện Việt Pháp) và TS.BS Dương Văn Trung (trưởng khoa tiết niệu bệnh viện Bưu Điện).
Trực tiếp thăm khám cho hàng trăm bệnh nhân đến sàng lọc sỏi tiết niệu mỗi ngày, TS.BS Lê Sỹ Trung cho biết: “Trong số những bệnh nhân tôi đã thăm khám, tỉ lệ mắc sỏi tiết niệu rất cao, chiếm 70%. Trong đó, tỉ lệ phải can thiệp mổ nội soi chiếm 50%. Tuy nhiên, dù đã có chỉ định can thiệp nhưng không phải bệnh nhân nào cũng quyết định thực hiện. Điều đó gây hại lớn đến sức khỏe của bệnh nhân”.
Nói về việc bệnh nhân chần chừ trong quyết định phẫu thuật nội soi, TS.BS Lê Sỹ Trung chia sẻ thêm: “Có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân chần chừ chưa quyết định phẫu thuật. Nhưng việc sỏi thận gây đau và không đau là nguyên nhân chính.
Theo kinh nghiệm của tôi, sỏi càng gây đau càng tốt. Khi sỏi đã đau, bệnh nhân sẽ theo quyết định của bác sĩ, sỏi sẽ được giải quyết dứt điểm. Còn trường hợp sỏi không gây đau, bệnh nhân chần chừ lại là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ phải cắt thận cao hơn. Thăm khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc sỏi thận tiết liệu rất quan trọng, việc này rất phổ biến ở các nước Châu Âu nhưng Việt Nam còn hạn chế”.
Sàng lọc sỏi tiết niệu ở Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, bệnh nhân được khám tổng quát, đo huyết áp, đánh giá chỉ sổ cơ thể, tìm hiểu tiền sử bệnh, kiểm tra bệnh lý tiết niệu sỏi thận… xét nghiệm máu ngoại vi bằng máy đếm tự động (24TS), xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu… để phát hiện sớm sỏi thận và có phương pháp can thiệp tối ưu.
Ngày nay, thay vì mổ mở người bệnh phần lớn đều lựa chọn phương pháp nội soi tán sỏi công nghệ cao, ít xâm lấn nên việc tán sỏi diễn ra rất nhẹ nhàng và nhanh chóng, không đau, không để lại sẹo và rất an toàn như: Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể; Tán sỏi qua nội soi niệu quản; Nội soi lấy sỏi (laparoscopy); Tán sỏi qua da.
“Đánh bay” sỏi bằng công nghệ cao có rất nhiều ưu điểm:
- Ảnh hưởng chưa tới 1% chức năng thận trước và sau khi bị mổ.
- Toàn bộ sỏi sẽ được lấy ra nhẹ nhàng, vết thương được hồi phục nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần 2-3 ngày để xuất viện.
- Không gây sẹo lên vùng mổ nội soi nên giữ được thẩm mỹ cao
- Tỉ lệ tái phát thấp.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, dù không có triệu chứng đau chúng ta vẫn nên khám và sàng lọc sỏi để phát hiện sớm bệnh (nếu có). Đặc biệt, với những người đã từng điều trị sỏi tiết niệu cũng không nên chủ quan, thường xuyên tái khám 6 tháng/lần để đảm bảo sức khoẻ.