Hậu cung nhiều mỹ nhân nhưng vua Hàm Phong yêu nhất Từ Hi Thái hậu chỉ vì bộ phận này của bà lớn hơn phụ nữ bình thường

Không chỉ sở hữu nhan sắc xinh đẹp và trí thông minh, Từ Hi Thái hậu còn có một đặc điểm khác biệt so với các phi tần khác khiến hoàng đế Hàm Phong phải ấn tượng mãi không quên.

Mỗi vị hoàng đế thời cổ đại đều có rất nhiều mỹ nhân trong hậu cung, tất nhiên hoàng đế Hàm Phòng của triều đại nhà Thanh cũng như vậy. Nhưng dù có nhiều phi tần, Hàm Phong lại đặc biệt rất yêu Ý Qúy Phi - người sau này chính là Từ Hi Thái hậu.

Chỉ trong vòng 5 năm, Từ Hi từ địa vị Qúy nhân được phong lên làm Hoàng hậu, có thể thấy hoàng đế sủng ái bà đến mức nào. 

Có rất nhiều đồn đại xoay quanh việc Từ Hi Thái hậu đã làm gì mà khiến vua Hàm Phong si mê, chủ yếu là nhắc đến nhan sắc xinh đẹp của bà và đặc biệt bà có một bộ phận lớn và khác thường so với các phi tần khác nên khiến vua ấn tượng.

Từ Hi Thái hậu không chỉ có nhan sắc xinh đẹp mà còn có đôi bàn chân khác biệt so với các phi tần khác. (Ảnh minh họa)

Thời xưa, địa vị của phụ nữ rất khiêm tốn, ngoài việc phải tuân theo tam tòng, tứ đức, phụ nữ còn phải làm nhiều việc khác theo quy định, chẳng hạn như bó chân. Bởi vì người xưa cho rằng bàn chân phụ nữ càng nhỏ thì càng đẹp, mới làm vừa lòng đàn ông nên ngay từ khi còn nhỏ họ đã phải bó buộc đôi chân của mình đến biến dạng, méo mó.

Tuy nhiên, hoàng đế Hàm Phong lại không thích điều này, ông ưa thích những phụ nữ khỏe mạnh và cho rằng việc bó chân đối với phụ nữ thực chất là một dị tật. Hơn nữa, các phi tần trong hậu cung cũng đều bó chân, việc hàng ngày thấy những đôi chân như vậy khiến vua chán ngán.

Do đó, khi gặp Từ Hi lúc trẻ, ông rất bất ngờ và cảm thấy thú vị khi có một người phụ nữ không chỉ có khuôn mặt xinh đẹp, dáng người duyên dáng mà đôi chân cũng bình thường, lớn hơn của các phi tần khác. Chính vì điều này mà Từ Hi đã để lại ấn tượng khác biệt trong lòng vua.

Hoàng đế Hàm Phong ấn tượng với đôi bàn chân lớn của Từ Hi. (Ảnh minh họa)

Từ Hi biết được vua có ấn tượng về mình, là người thông minh, bà cũng dần dần tiếp cận lấy lòng vua và mau chóng có thai rồi sinh ra hoàng tử đầu tiên. Nhờ đó địa vị của bà ngày càng được củng cố, sự sủng ái của vua cũng cũng ngày càng tăng. 

Sau này, khi Từ Hi Thái hậu lên nắm quyền, bà cũng làm được việc có ích cho phụ nữ khắp nước Trung Hoa đó là bãi bỏ tục bó chân. Dù lệnh cấm đã được ban hành nhưng những hủ tục này đã tồn tại hàng nghìn năm không thể thay đổi chỉ trong một đêm nên dù nỗ lực của Từ Hi không hoàn toàn thay đổi được cục diện nhưng cũng đã khởi đầu cho việc phản đối tục bó chân.

Tục bó chân đáng sợ như thế nào?

Phong tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa cổ đại đã gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ.

Quá trình bó chân bắt đầu khi bé gái 4-9 tuổi, thời điểm vòm bàn chân chưa phát triển hoàn chỉnh. Ban đầu, chân được rửa bằng nước ấm, nước súc miệng và máu động vật để làm mềm. Ngón chân được cắt càng sát càng tốt để tránh tăng trưởng. Các ngón chân được cuộn tròn dưới bàn chân bằng cách ấn mạnh, từng ngón một rồi xương vòm chân bị bẻ gãy. Sau đó người ta quấn thật chặt chân trong vải. Cứ sau một thời gian, lớp vải sẽ được thay và lại quấn chặt hơn cho tới khi nào tạo được hình hoa sen như mong muốn.

Tục bó chân biến phụ nữ từ khỏe mạnh thành một người bị biến dạng, khuyết tật chân. (Ảnh minh họa)

Theo quan điểm sinh lý học, để bó được một đôi chân gọi là "hoa sen vàng", bàn chân của phụ nữ phải bị gãy và co giật, phụ nữ bị mất một hoặc hai ngón chân út là chuyện bình thường. Nhìn từ góc độ hiện đại, người phụ nữ có bông sen vàng ba tấc chẳng khác gì một người có khuyết tật nặng. Biến dạng sau khi bó chân khiến phụ nữ đi lại rất khó khăn.

Hơn nữa, các chuyên gia cho biết, rất nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến quá trình này, đặc biệt là nhiễm trùng. Băng bó chặt khiến lưu thông máu đến các ngón chân bị tắc nghẽn hoàn toàn, vết nhiễm trùng trên ngón chân không bao giờ lành, cuối cùng dẫn đến thịt thối rữa. Chưa kể đến khả năng di chuyển của phụ nữ với đôi chân băng bó bị hạn chế, thậm chí nhiều người phải chịu đựng khuyết tật cả đời vì gãy xương và nhiễm trùng khủng khiếp. 

Mãi đến cuối thập niên 1960 thì tục này về cơ bản đã chấm dứt, kết thúc hình thức làm đẹp kinh dị và tổn hại sức khỏe phụ nữ.

MINH MINH