Năm 2003, các công nhân mỏ đá đang làm việc tại chân núi Turki, thành phố Thông Liêu, khu tự trị Nội Mông Cổ (Trung Quốc) đã bất ngờ phát hiện hòn đá lạ màu đỏ trông rất đẹp mắt. Hiện tượng kỳ lạ này đã khiến các công nhân lo lắng họ đã khai thác vào một cổ mộ nào đó nên công việc khai thác đá phải dừng lại, người phụ trách mỏ đá nhanh chóng báo cáo sự việc cho chính quyền địa phương.
Nhận được tin báo, phía chính quyền đã đưa các nhà khảo cổ nhanh chóng đến hiện trường. Sau khi quan sát sơ bộ, các nhà khảo cổ kết luận nơi đây rất có thể là một lăng mộ cổ.
Xét theo hình dáng và vị trí của lăng mộ thì nó có thể thuộc về một quý tộc thời nhà Liêu (905 - 1125). Khi quan tài trong lăng mộ được kéo ra còn có thể nhìn thấy được hình phượng hoàng được điêu khắc rõ nét, từng nét đều sắc sảo chứng tỏ rằng chủ nhân của ngôi mộ là một người được trọng dụng và có cuộc đời phú quý, rất có thể thuộc về một thành viên trong hoàng tộc chứ không chỉ là quý tộc.
Chiếc quan tài đỏ như máu được các công nhân khai thác đá vô tình phát hiện.
Tuy nhiên điều khiến các chuyên gia băn khoăn đó là quan tài dù được làm tinh xảo và lăng mộ có quy mô lớn nhưng tổng thể khá đơn giản, chỉ có một số ít đồ vật bồi táng và thậm chí còn không có văn bia. Điều này khiến các chuyên gia không rõ đây có phải mộ của quý tộc hay không.
Do đó, họ đã quyết định đưa toàn bộ chiếc quan tài tới phòng thí nghiệm để kiểm tra nhằm xác định danh tính thi thể bên trong. Nằm trong quan tài đỏ là xác một phụ nữ đội vương miện trên đầu, quần áo trên người dù mục nát nhưng vẫn có thể nhìn ra một phần nhỏ đường nét hoa văn sang trọng.
Tuy nhiên trong lúc các chuyên gia đang kiểm tra, đột nhiên từ trong thi thể chảy ra một chất lỏng, chẳng mấy chốc tụ lại thành dòng nhỏ. Đúng lúc này, một chuyên gia đột nhiên hét lớn: "Chạy ngay đi!" khiến tất cả mọi người hốt hoảng chạy ra khỏi phòng thí nghiệm. Phải chăng có lời nguyền nguy hiểm hay sự kiện bí ẩn nào đó đang xảy ra?
Quan tài được chạm khắc hình phượng hoàng tinh xảo nên các chuyên gia nghi thuộc về quý tộc hoặc hoàng tộc.
Sau khi mọi người đã đến nơi an toàn, chuyên gia đưa ra lời giải thích rằng chất lỏng chảy ra từ thi thể rất có thể là thủy ngân. Bởi xét theo tình trạng bảo quản thi thể còn khá tốt như vậy chứng tỏ đã phải dùng lượng lớn thủy ngân. Theo quan niệm của người xưa, đổ thủy ngân vào quan tài là cách để bảo quản xác chết nguyên vẹn và đây thường là cách làm áp dụng cho giới quý tộc hoặc hoàng tộc.
Dựa trên suy đoán này, các nhà khảo cổ đoán rằng người nằm trong quan tài có thể là công chúa Gia Luật Chất Cổ - con gái của thái tổ Gia Luật A Bảo Cơ và hoàng hậu Thuật Luật Bình. Các sử liệu ghi chép rằng, công chúa Gia Luật Chất Cổ cùng chồng tham gia nổi loạn nhưng thất bại. Do phạm trọng tội nên công chúa khi chết đã không được chôn trong lăng mộ hoàng gia nhưng do xuất thân cao quý nên vẫn được xây dựng lăng mộ nhưng bên trong thì lại trống rỗng, sơ sài.
Tuy nhiên cũng có một số chuyên gia cho rằng đó là thi thể của một nữ quý tộc Khiết Đan dựa trên việc phục dựng lại hình ảnh khi còn sống.
Hình ảnh phục dựng lại chân dung của thi thể trong quan tài.
Tại sao người xưa dùng thủy ngân ướp xác?
Ngày nay người ta đều biết thủy ngân là chất độc, nhưng thời kỳ cổ đại con người chưa biết nhiều về thủy ngân và coi đó là món đồ giá trị. Người xưa tuy không nhận ra thủy ngân độc nhưng lại biết nó có thể giúp ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn và vi sinh vật, ngăn chúng xâm nhập vào trong và phân hủy thi thể.
Ngoài ra, người xưa có thể nhận thấy rằng thủy ngân còn giúp ngăn chặn những kẻ cướp mộ. Kim loại này được xem là món đồ giá trị thể hiện sự cao quý, giàu có của người quá cố.
Ngày nay, nhờ khoa học hiện đại, con người đã hiểu rõ được độc tính của thủy ngân. Thủy ngân gây độc chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Hít phải hơi thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, tiêu hóa và miễn dịch, độc phổi và thận, nguy cơ dẫn đến tử vong. Dạng muối vô cơ của thủy ngân gây ăn mòn da, mắt, đường tiêu hóa và thận.
Vì thủy ngân độc hại như vậy nên thời hiện đại người bình thường không thể tùy tiện sử dụng nó. Dù vậy, đôi khi còn người cũng không tránh khỏi được việc bị phơi nhiễm với kim loại này, nguyên nhân có thể do:
- Phơi nhiễm theo đường tiêu hóa do ăn thực phẩm tự nhiên chứa thủy ngân dạng muối vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ như ăn ngừ vây dài (cá ngừ trăng), cá kiếm, cá mập, cá thu vua và cá ngói...
- Phơi nhiễm theo đường không khí do hít thủy ngân bay hơi là dạng nguy hiểm nhất và rất độc.
- Phơi nhiễm do tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc trong môi trường xung quanh (do nghề nghiệp, sống gần nguồn phơi nhiễm), đặc biệt từ các nguồn nguyên liệu công nghiệp có chứa thành phần thủy ngân như nhiệt kế, áp kế, áp suất kế, van phao, công tắc thủy ngân, rơ le thủy ngân, sản xuất bóng đèn huỳnh quang và các thiết khác.