Khoảnh khắc bác sĩ loại bỏ kiến ​​lửa từ bên trong tai bé gái

Một bé gái 10 tuổi được bố đưa đến phòng khám công sau khi cô bé kêu đau tai dữ dội. Qua kiểm tra bác sĩ phát hiện ra một con kiến đang bò trên màng nhĩ của cô.

Mới đây, newsflare đưa tin, một bác sĩ Việt Nam đã loại bỏ một con kiến ​​độc đang chui vào màng nhĩ và ống tai của bé gái ở Hưng Yên, Việt Nam.

Theo bác sĩ, người cha đã đưa con gái 10 tuổi đến phòng khám công sau khi cô bé kêu đau tai dữ dội.

Cô gái cho biết mình đang nằm ngủ thì đột nhiên tai đau và có cảm giác như có con vật đang bò trong tai.

Sau khi kiểm tra bằng ống nội soi, bác sĩ phát hiện ra một con kiến ​​rất lớn đang bò trên màng nhĩ của cô bé. Đây là một loại kiến ​​lửa, có nọc độc và rất hung dữ.

Đời sống - Khoảnh khắc bác sĩ loại bỏ kiến ​​lửa từ bên trong tai bé gái                                                               Kiến ​​lửa bên trong tai bé gái.

Bác sĩ đã dùng nước muối để kiến ​​bò ra khỏi tai và không tấn công vào ống tai của cô. Sau khi loại bỏ con kiến, bác sĩ đã làm sạch vết cắn của kiến ​​và ống tai của bé gái.

Theo bác sĩ, có lẽ con kiến ​​nghĩ rằng tai của cô là một cái hang và nó có thể làm tổ hoặc ở bên trong. Cần kiểm tra giường ngủ của bé gái và loại bỏ hết kiến ​​trên giường để tránh những con kiến ​​khác chui vào tai.

Kiến lửa là tên gọi chỉ chung cho nhiều loài kiến trong chi kiến Solenopsis (điển hình là loài kiến lửa đỏ). Kiến lửa là những con kiến nhỏ màu vàng đỏ như lửa, hay đốt và đốt đau. Nếu bị gây hấn, chúng phản ứng rất dữ dội và có thể chích rất đau, tạo mụn mủ sau khoảng 48 giờ. Loài kiến này là loài dịch hại chính trong nông nghiệp và ở các khu đô thị, phá hoại mùa màng và tấn công các khu dân cư cả trong nhà và ngoài trời.

Kiến lửa rất nhiều ở Việt Nam, vết đốt của kiến lửa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng. Nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc, phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng.

Clip: Bác sĩ loại bỏ kiến ​​lửa từ bên trong tai cô gái. (Đoạn phim này được quay với sự cho phép của bệnh nhân).

Đời sống - Khoảnh khắc bác sĩ loại bỏ kiến ​​lửa từ bên trong tai bé gái (Hình 2).