Lê Dương Bảo Lâm bị chỉ trích vì dùng tiền, quyền lấy đồ người khác cho con gái, phải lên tiếng xin lỗi

Sau khi nhận ra cách dạy con sai của bản thân, ông bố 3 con đã đăng tải nhiều dòng trạng thái để xin lỗi.

Trẻ nhỏ luôn bị thu hút bởi những đồ vật mới lạ nên thường đòi hỏi mọi thứ, thậm chí là những món đồ không phải là của mình. Các bậc cha mẹ cần hành xử đúng đắn giúp con hiểu đúng vấn đề và có những nhận thức đúng trong tương lai. Đó cũng là câu chuyện xảy đến với ông bố 3 con - danh hài Lê Dương Bảo Lâm đang gây xôn xao mạng xã hội những giờ qua.

Cụ thể, Dương Lâm đăng tải một đoạn video quay lại cảnh đứa con thứ 2 của anh - bé Bảo Ngọc vừa đi vừa khóc chạy về mách với bố điều gì đó. Theo chị gái Bảo Nhi nói rõ lại, Bảo Ngọc thích thú với một con gấu bông màu hồng nên muốn giữ nó làm của riêng mình nhưng thực chất con gấu bông đó là của người nhân viên trong nhà Dương Lâm mua cho em gái của người đó.

Khi người nhân viên này không đồng ý cho Bảo Ngọc chơi con gấu bông màu hồng nên cô bé đã tức giận khóc và chạy về mách bố. Ngay lập tức, ông bố đã có cách hành xử khiến nhiều người không đồng tình.

Bảo Ngọc chạy về mách bố vì không có được món đồ chơi yêu thích.

Theo đó, Dương Lâm vừa dỗ dành con gái nín khóc vừa gọi lớn yêu cầu nhân viên của mình phải mang con gấu bông đó ra cho con gái Bảo Ngọc để bé hết khóc. Không chỉ vậy, anh còn liên tục nói rằng sẽ dùng tiền để mua con gấu bông khác đền cho người đó, và việc của người đó là phải đưa gấu cho Bảo Ngọc, không được để Bảo Ngọc khóc nữa, không được để Bảo Ngọc buồn và giận nữa.

Khi thấy bố đứng về phía mình, Bảo Ngọc bật khóc "ăn vạ".

Chỉ khi được cầm con gấu hồng, cô bé mới ngừng khóc.

Tuy nhiên cách giải quyết của Dương Lâm nhận về khá nhiều chỉ trích. Đa số mọi người cho rằng ông bố đang chiều hư con và chỉ biết đến cảm xúc của con mình mà không biết phân định đúng sai, điều gì nên làm và điều gì không nên làm.

Dương Lâm nhận về nhiều chỉ trích nên liên tục phải xin lỗi.

Sau khi nhận về những lời khuyên từ cư dân mạng, ông bố 3 con lập tức hiểu ra vấn đề và lên tiếng xin lỗi. Không chỉ xin lỗi phía dưới phần bình luận mà Dương Lâm sau đó còn đăng tải nhiều dòng trạng thái bày tỏ bản thân đã nhận ra được hành động  của mình là sai trai. "Mọi người ơi, cho Lâm xin lỗi mọi người nha …hồi nãy clip của Bảo Ngọc làm mọi người giận, thôi mọi người đừng buồn nữa".

Không chỉ vậy, vợ chồng Dương Lâm còn đăng tải video cho thấy con gái Bảo Ngọc cũng đã nhận ra sai và lên tiếng xin lỗi mọi người.

Trước sự nhận lỗi nhanh chóng về hành động dạy con sai của Dương Lâm, nhiều người lại dành lời khen ngợi cho ông bố 3 con.

Bảo Ngọc lâu nay được mọi người yêu quý bởi gương mặt xinh xắn và thừa hưởng tính cách hài hước giống bố.

3 con của Dương Lâm.

Trên thực tế những nhận xét dành cho Dương Lâm về việc dạy con sai cách cũng là phản ứng hết sức bình thường. Bởi khi trẻ nhõng nhẽo, đòi hỏi một món đồ gì đó không phải của mình nhưng ba mẹ lại ngay lập tức đáp ứng nhu cầu của bé sẽ đem lại tác dụng không tốt trong hành trình dạy con. Trẻ theo đó sẽ hiểu rằng dù là món đồ của mình hay của người khác mà mình muốn thì nó vẫn sẽ là của mình, chỉ cần mình khóc, đòi hỏi và nhờ bố mẹ là có thể giải quyết được tất cả mọi việc. Lâu dần, nếu cha mẹ hình thành cách hành xử sai lầm này sẽ dễ khiến trẻ hình thành tính cách độc đoán và hiếu thắng mọi thứ.

Do đó, khi cha mẹ rơi vào những trường hợp tương tự, khi con đòi món đồ gì đó hay xảy ra xô xát với bạn vì đồ chơi, cha mẹ nên hành xử theo những gợi ý sau:

Bình tĩnh phân tích

Trước hết, bố mẹ cần bình tĩnh và không để cảm xúc chi phối mình. Sau đó quan sát sự tương tác giữa con mình với những trẻ khác, để hiểu nguyên nhân khiến con bị giật đồ chơi.

Khi bố mẹ hiểu được nguyên nhân mới có thể giải quyết vấn đề tốt hơn. Hãy phân tích tình huống cụ thể, xem liệu vấn đề này có thể được giải quyết thông qua giao tiếp hay không.

Bằng cách giữ bình tĩnh trong tình huống xung đột, bố mẹ truyền đạt cho con thông điệp về cách xử lý xung đột một cách tỉnh táo và lịch sự. Trẻ cũng không sợ hãi, căng thẳng mà sẽ tin tưởng để bố mẹ giúp đỡ và hỗ trợ.

Như đã nói, việc bố mẹ bình tĩnh và phân tích tình huống cẩn thận sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân, để xử lý vấn đề một cách khách quan. Bố mẹ có thể nhận ra liệu việc giành lấy đồ chơi có phải là hành vi cố ý hay chỉ là sự tò mò, không hiểu biết từ phía bạn của con. Việc phân tích cẩn thận sẽ giúp bố mẹ đưa ra quyết định hợp lý để giải quyết vấn đề.

Đồng thời, đây cũng là cơ hội để bố mẹ giải thích cho con về tầm quan trọng của chia sẻ, tôn trọng, đồng cảm, cùng với việc hướng dẫn trẻ cách giao tiếp tốt hơn với bàng cùng trang lứa.

Trao đổi với phụ huynh khác

Sau khi hiểu rõ tình hình cụ thể, bố mẹ nên liên lạc với bố mẹ của đối phương để giải quyết vấn đề một cách hòa bình, xây dựng sự hiểu biết chung. Trong quá trình này, quan trọng là nên tránh làm trẻ cảm thấy xấu hổ hoặc khó chịu, thay vào đó nên tạo ra không gian mở để thảo luận với tình thế tích cực.

Khi tiếp xúc phụ huynh khác, có thể giải thích tình huống mà đồ chơi của con đã bị cướp, mô tả một cách khách quan và không phê phán. Bố mẹ cũng có thể chia sẻ suy nghĩ, quan điểm và cảm xúc của mình về vấn đề này. Qua việc truyền đạt thông tin một cách tỉnh táo, hy vọng rằng phụ huynh đối phương sẽ hiểu được tình huống và cùng tìm kiếm một giải pháp hợp tác.

Tuy nhiên, nếu phụ huynh đối phương không hợp tác hoặc không đồng ý thảo luận vấn đề này, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp khác. Có thể nhờ sự can thiệp của giáo viên, người trông trẻ hoặc nhân viên trường học để hỗ trợ.

Đối với những tình huống nghiêm trọng hơn hoặc không thể giải quyết bằng các phương pháp trên, bố mẹ có thể liên hệ với nhà trường hoặc các chuyên gia tâm lý để nhận được sự hỗ trợ thêm.

Trong mọi tình huống, quan trọng nhất là đặt lợi ích và trải nghiệm phát triển của trẻ lên hàng đầu, tìm kiếm giải pháp xây dựng và công bằng, để giúp trẻ vượt qua xung đột tốt.

Để trẻ tự giải quyết

Nếu phụ huynh đối phương kia không hợp tác hoặc không thể liên lạc, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ tự giải quyết vấn đề. Hãy khuyến khích trẻ tự lấy đồ chơi, dạy trẻ cách giao tiếp và thương lượng với bạn của mình. Đồng thời, giúp trẻ hiểu rõ về quyền của mình, cách bày tỏ ý kiến, cảm xúc một cách lịch sự và tử tế.

Thông qua việc hướng dẫn trẻ tự giải quyết vấn đề, có thể nuôi dưỡng ý thức tự chủ và kỹ năng xã hội của trẻ. Hoặc khuyến khích trẻ tìm kiếm giải pháp hợp tác, như chia sẻ đồ chơi, hay tìm cách chơi cùng nhau. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tự mình xử lý, bố mẹ có thể đứng bên cạnh, giúp đỡ và hỗ trợ trẻ trong quá trình giải quyết xung đột.

Đồng thời, trong quá trình này, bố mẹ cũng nên đặt sự an toàn và trải nghiệm phát triển của trẻ lên hàng đầu. Hãy giám sát tình huống, đảm bảo rằng trẻ không gặp nguy hiểm, hay bị tổn thương, tạo ra một môi trường an toàn giúp trẻ phát triển toàn diện.

Hành động nếu cần thiết

Khi đồ chơi của trẻ thường xuyên bị cướp hoặc hành vi của bên khác gây tổn hại đến trẻ, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Trong trường hợp này, bố mẹ có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ các tổ chức cộng đồng địa phương, cơ quan có thẩm quyền hoặc thậm chí sử dụng biện pháp pháp lý nếu cần. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là bố mẹ giữ được bình tĩnh, không để cảm xúc chi phối quyết định của mình.

Việc trẻ em bị cướp đồ chơi là một vấn đề phổ biến, để giải quyết hợp lý bố mẹ nên cố gắng tránh làm trẻ cảm thấy xấu hổ, khuyến khích trẻ học cách giao tiếp và giải quyết vấn đề.

CHI CHI