Loại rau "nhỏ nhưng có võ” làm thuốc chữa bệnh, thường có trong mâm cơm của người Việt

Những loại cây gia vị trồng tại nhà vừa đẹp vừa thơm ngon sau đây có thể làm thuốc chữa bệnh tốt cho sức khỏe.

Rau mùi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Đời sống - Loại rau 'nhỏ nhưng có võ” làm thuốc chữa bệnh, thường có trong mâm cơm của người Việt

Rau mùi thường được dùng để trang trí món ăn, bên cạnh đó, rau mùi còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hạ huyết áp, giúp giảm lượng đường trong máu.

Ở nước ta rau mùi còn được gọi là ngò ta, hương tuy, vị cay, tính ấm, không độc. Cây thuốc này giúp tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc.

Cách chế biến rau mùi trị kiết lị: Dùng một vốc hạt mùi sao vàng, tán nhỏ. Khi dùng, lấy ra 7 đến 8g pha với nước, ngày uống 2 lần. Nếu lị ra máu thì uống với nước đường, lị đàm thì uống với nước gừng.

Đặc biệt, rau mùi hoạt động giống như một loại thuốc chống co thắt, làm thư giãn các cơ tiêu hóa, nhờ đó mà tình trạng rối loạn đường ruột được cải thiện. Thêm rau mùi vào chế độ ăn hàng ngày có thể giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng và tần suất đau bụng, cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng.

Tía tô dùng làm thuốc chữa bệnh

Đời sống - Loại rau 'nhỏ nhưng có võ” làm thuốc chữa bệnh, thường có trong mâm cơm của người Việt (Hình 2).

Tía tô là vị thuốc.

Tía tô là loại rau ra gia vị còn gọi là tử tô, xích tô, bạch tô. Toàn cây dùng làm thuốc chữa bệnh. Loại lá này có vị cay, tính ấm, làm ra mồ hôi, tiêu đờm. Quả tác dụng khử đờm, hen suyễn, tê thấp. Hạt chữa táo bón, mộng tinh...

Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, đi vào 3 kinh phế, tâm, tỳ, không độc. Có tác dụng trị cảm mạo, hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Tía tô là vị thuốc xếp vào loại làm cho tiết mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

Một lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào ung thư đang tiềm ẩn bên trong cơ thể.

Cách chế biến lá tía tô tốt cho sức khỏe:

Bước 1: Rửa sạch khoảng 200 – 300g tía tô, giữ nguyên cành và lá cây. Thái khúc nhỏ từ 5 - 7cm.

Bước 2: Đổ 2.5 lít nước cùng lá tía tô sau khi rửa sạch vào nồi. Đun sôi, sau đó để lửa nhỏ khoảng 3 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Lọc lấy phần nước để sử dụng. Có thể uống nước tía tô nóng hoặc để nguội uống thay nước lọc.

Bạn có thể vắt 2-3 giọt chanh hoặc cho thêm ít đường phèn vào nước tía tô để dậy vị và dễ uống hơn.

Cây tỏi phòng chống ung thư

Đời sống - Loại rau 'nhỏ nhưng có võ” làm thuốc chữa bệnh, thường có trong mâm cơm của người Việt (Hình 3).

Lá tỏi tốt cho sức khỏe.

Củ tỏi được biết đến là một trong những loại gia vị quen thuộc và tốt cho sức khỏe. Nhưng ít ai biết rằng, lá tỏi cũng chứa nhiều dưỡng chất không kém như phòng chống ung thư, bệnh tim mạch, tăng cường hệ đường huyết, miễn dịch. Bên cạnh đó, tỏi còn có công dụng xua đuổi côn trùng.

Loại lá này có thể giúp tối ưu hóa khả năng hoạt động của tim mạch, từ đó tránh được các bệnh tim mạch nguy hiểm.

Tỏi là loài thực vật thuộc họ Hành và cũng sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm, đây là cây rất hợp với thời tiết nước ta

Bạc hà kích thích tiêu hóa

Đời sống - Loại rau 'nhỏ nhưng có võ” làm thuốc chữa bệnh, thường có trong mâm cơm của người Việt (Hình 4).

Cây bạc hà vừa làm cảnh, vừa làm thuốc.

Cây bạc hà là loại rau thơm không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt. Loại rau ăn này, vị thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, dùng chữa cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, chán ăn hoặc chứng khó tiêu, đau bụng đi ngoài.

Lá bạc hà, rửa sạch để ráo nước, giã nát đắp lên da trị mụn, sẹo thâm do mụn, đem lại làn da sáng đẹp.

Mẹo hay trị tiêu chảy bằng lá bạc hà: Lá bạc hà tươi cho vào cốc nước nóng. Ngâm trong vòng 5 phút là dùng được. Uống liên tục đều đặn đến khi những triệu chứng tiêu chảy hết.

Giúp ăn ngon miệng: Lá bạc hà hoặc toàn bộ cây (trừ rễ) 20g, hãm với nước sôi uống.

Trúc Chi (t/h)