Một kiểu ăn ai cũng tưởng là "lành" nhất lại chứa "bẫy đường huyết", ăn xong lượng đường trong máu dễ tăng vọt

CTV
Thực phẩm chay tưởng chừng như vô hại thực chất lại ẩn chứa nhiều vấn đề, nếu ăn không đúng cách có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao.

Thử nghiệm lắp đặt máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM) trong cơ thể một người bình thường để quan sát sự dao động lượng đường trong máu khi ăn uống cho thấy, sau một bữa ăn chay, lượng đường trong máu tăng vọt lên 180.

Bữa ăn trong thử nghiệm bao gồm bít tết chay, các loại rau: ngô, bí đỏ, ớt xanh, oliu... Món ăn có thêm đồ chấm là nước sốt với gia vị.

Nhiều món chay giàu dinh dưỡng không thua món mặn. (Ảnh minh họa). 

Bác sĩ Lý, chuyên gia về nội tiết chuyển hóa, Đài Loan, nói rằng nguyên nhân dẫn đến đường huyết cao bao gồm các yếu tố sau: Thứ nhất, do nước sốt nêm và sử dụng nhiều gia vị có đường, giúp tăng hương vị cho món ăn. Thứ hai, bít tết chay không phải là thực phẩm nguyên bản và chứa ít nhiều chất phụ gia. Vì vậy, dù bạn có tuân theo nguyên tắc ăn rau trước ăn bít tết sau thì lượng đường trong máu của bạn vẫn không ngừng tăng cao.

Ngoài ra, thực phẩm chay không hẳn lành mạnh. Theo trang Medicaltoday, chế độ ăn thuần chay là chế độ không bao gồm sản phẩm động vật, có nghĩa là nó không chứa cholesterol trong chế độ ăn. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu, vì vậy người ăn chay vẫn có thể bị cholesterol cao.

Ăn một chế độ ăn có nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức cholesterol, bất kể những thực phẩm đó có phải là thuần chay hay không. Một số sản phẩm thuần chay được chế biến kỹ lưỡng và chứa số lượng lớn các chất đường natri, chất béo chuyển hóa, thành phần nhân tạo... Hơn nữa, một số loại dầu có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như dầu dừa và dầu cọ... có hàm lượng chất béo bão hòa cao tự nhiên. Việc đưa những loại dầu này vào chế độ ăn thuần chay có thể làm tăng mức cholesterol LDL, đặc biệt nếu một người tiêu thụ chúng với số lượng đáng kể.

Ăn thế nào đúng cách? 

1. Ăn một chế độ bổ dưỡng: Chế độ này ưu tiên chế độ ăn nhiều thực phẩm nguyên chất, bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và hạt, đồng thời giảm tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đường và natri.

2. Cân bằng lượng chất béo: Lựa chọn chất béo lành mạnh như bơ, dầu ô liu và hạt lanh, đồng thời thận trọng khi tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chẳng hạn như dầu dừa và dầu cọ.

3. Hoạt động thể chất thường xuyên: Tham gia ít nhất 150 phút tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục cường độ mạnh hàng tuần. Nên chú ý bổ sung các bài tập rèn luyện sức mạnh cho tất cả các nhóm cơ chính hai ngày trở lên mỗi tuần.

4. Tránh thuốc lá và hạn chế uống rượu: Hạn chế uống rượu ở mức độ vừa phải, tức là uống tối đa một ly mỗi ngày đối với nữ và hai ly đối với nam.

5. Theo dõi mức cholesterol: Theo dõi cholesterol, huyết áp và lượng đường trong máu thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim.

6. Duy trì cân nặng vừa phải: Tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng vừa phải.