Người đàn ông phát hiện ung thư dạ dày sau một năm dùng lò vi sóng, bác sĩ chỉ ra 2 sai lầm nhiều người mắc

CTV
Thói quen dùng lò vi song của ông Trịnh được nhiều người hiện nay áp dụng mà không biết có thể gây hại cho sức khỏe.

Ông Trịnh (Hồ Nam, Trung Quốc) đến viện khám vì xuất hiện những cơn đau dạ dày kéo dài, dừng đau rồi lặp lại vào những lần sau. Không chịu được tình trạng này, người đàn ông 47 tuổi mới quyết định đi khám.

Sau khi được thăm khám, ông Trịnh thành thật nói về các triệu chứng mình gặp phải. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đề nghị ông Trịnh thực hiện nội soi dạ dày, kết hợp làm một số xét nghiệm.

Kết quả khám đúng như bác sĩ nghi ngờ. Ông Trịnh bị ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ lắc đầu vì biết ông Trịnh có thói quen hâm lại đồ ăn bằng lò vi sóng mỗi ngày trong vòng 1 năm qua.

Sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thực phẩm không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Sử dụng lò vi sóng đúng cách sẽ rất an toàn sức khỏe, đem lại bữa ăn nóng hổi, tươi ngon. Tuy nhiên, sử dụng lò vi sóng sai cách khiến ông Trịnh gặp họa. Bác sĩ thăm khám cho ông phát hiện một số sai lầm khi dùng lò vi sóng của ông, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Và đây có thể là 2 sai lầm khiến người đàn ông bị ung thư dạ dày sau một năm dùng lò vi sóng:

1. Dùng đồ nhựa để đựng thức ăn khi hâm nóng trong lò vi sóng

Ông Trịnh kể với bác sĩ, ông thường dùng đồ nhựa đựng thức ăn khi cần đem hâm nóng trong lò vi sóng. Theo các chuyên gia, đồ dùng bằng nhựa an toàn đều làm từ nhựa melamine. Loại nhựa này được tổng hợp từ 2 loại nhựa khác, melamine và formaldehyde. Tuy 2 chất này có độc nhưng khi được tổng hợp thành nhựa melamine, chúng lại trở nên vô hại với sức khỏe con người.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất đồ nhựa, nhiều nhà sản xuất vô lương tâm vì muốn tiết kiệm chi phí, có thể dùng ure thay thế, tạo thành nhựa ure formaldehyde. Sau đó, họ phủ lên trên một lớp bột trắng melamine mould compound.

Nên sử dụng vật đựng bằng vật liệu an toàn khi hâm nóng thực phẩm bằng lò vi sóng. (Ảnh minh họa)

Khi gặp nhiệt độ cao, những đồ dùng làm bằng loại nhựa rẻ tiền này giải phóng formaldehyde, cực độc hại với sức khỏe con người. Sử dụng những đồ dùng làm từ loại nhựa này trong thời gian dài là nguyên nhân gây ra các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp. Chất độc tích lũy trong cơ thể dần dần dẫn đến ung thư lúc nào không hay.

2. Hâm đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm siêu chế biến

Những thực phẩm ông Trịnh dùng để hâm nóng trong lò vi sóng đều là đồ ăn chế biến sẵn và các thực phẩm siêu chế biến. Ăn những thực phẩm này thường xuyên, kéo dài khiến cơ thể hấp thụ nhiều chất phụ gia, chất bảo quản như nitrit, nitrat. Chúng tạo ra các hoá chất N-nitroso, có khả năng phá hủy niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét, thậm chí là ung thư dạ dày.

Từ câu chuyện đáng tiếc của ông Trịnh, các bác sĩ khuyên mọi người không nên ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm siêu chế biến... Nên ăn uống lành mạnh, chú ý ăn thực phẩm tươi sạch. Ngoài ra, việc sử dụng lò vi sóng cần đảm bảo đúng cách, tránh những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe.

Dùng lò vi sóng sao cho an toàn sức khỏe?

Theo FDA, để dùng lò vi sóng đảm bảo an toàn sức khỏe, mọi người cần ghi nhớ những điều quan trọng:

- Tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa, khuyến nghị được cung cấp trong sách hướng dẫn sử dụng lò vi sóng.

- Không sử dụng hộp nhựa để hâm thức ăn trong lò vi sóng, trừ loại hộp được dán nhãn an toàn với lò vi sóng.

- Có thể sử dụng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng. Tuy nhiên cần xem xét chất liệu của màng bọc. Chú ý ký hiệu trên hộp màng bọc thực phẩm bạn dùng để biết sản phẩm có cho vào lò vi sóng được không.

- Không áp mặt vào cửa, giữ đầu cách lò ít nhất 30cm để phòng tránh tiếp xúc bức xạ tạo ra khi lò vi sóng hoạt động.

- Sử dụng lò vi sóng có bàn xoay để thức ăn được làm nóng đều, đủ thời gian diệt vi khuẩn.

- Không hâm nóng thức ăn quá thời gian được khuyến nghị.

- Thịt sau khi rã đông bằng lò vi sóng nên nấu ngay. Nếu không, hành động này có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn sinh sôi nảy nở, do thức ăn đã được làm chín một phần. Điều này càng cần chú ý hơn vào thời tiết mùa hè.

- Thức ăn bên trên sẽ được làm nóng nhanh hơn. Vì thế, bạn có thể đảo thức ăn sau một lần quay, hoặc xếp thức ăn cẩn thận, sao cho phần mỏng hơn nằm ở tâm đĩa...

- Thức ăn sau khi quay trong lò vi sóng xong sẽ rất nóng. Hãy sử dụng tay vật dụng hỗ trợ mang đồ ra, tránh bị bỏng. Nếu thức ăn được đậy khi quay lò vi sóng, hãy hé mở một chút rồi mới nhấc hẳn ra, tránh hơi nước làm bỏng tay.