Người đàn ông sống trong 'phổi sắt' hơn 70 năm qua đời

Là người đàn ông có lá phổi sắt sống lâu nhất thế giới, Paul Alexander đã qua đời ở tuổi 78.

Alexander qua đời ngày 11/3 ở tuổi 78 tại một bệnh viện ở Dallas, Daniel Spinks. Một người bạn lâu năm, Daniel Spinks cho biết Alexander gần đây đã phải nhập viện sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19 nhưng không biết nguyên nhân cái chết.

Alexander mắc bệnh bại liệt vào năm 1952, khi mới 6 tuổi. Ông bị liệt từ cổ trở xuống và bắt đầu sử dụng một lá phổi sắt, một ống trụ bao bọc cơ thể khi áp suất không khí trong buồng ép không khí vào và ra khỏi phổi. Dù bệnh tật đã cướp đi khả năng sử dụng cơ thể nhưng Alexander không ngừng chiến đấu. Ông sử dụng lá phổi sắt hơn 70 năm và truyền cảm hứng cho mọi người bằng quyết tâm sống một cuộc sống trọn vẹn. Ông vẽ tranh, viết sách và làm luật sư trong nhiều năm. 

nguoi-dan-ong-song-trong-phoi-sat-qua-doi-2-1710383835.jpg
Alexander sống trong lá phổi sắt 72 năm, được Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là bệnh nhân mắc bệnh phổi sắt sống sót lâu nhất . Ảnh: Internet

“Anh ấy thích cười và chỉ là một trong những ngôi sao sáng của thế giới này", Spinks tiếc thương cho người bạn quá cố. Trên tài khoản TikTok "Conversations With Paul", Alexander nói với người xem rằng “tích cực là một cách sống đối với tôi”.

Hàng ngày, Alexander học cách "hít không khí vào phổi" để thoát khỏi phổi sắt trong một khoảng thời gian ngắn. Ông ngậm một cây gậy để gõ máy tính và sử dụng điện thoại. "Khi già đi, anh ấy gặp nhiều khó khăn hơn khi thở bên ngoài phổi trong một thời gian, vì vậy anh ấy thực sự phải rút vào bên trong", Spinks cho biết.

Alexander mắc bệnh bại liệt trong những năm tồi tệ nhất của đợt bùng phát dịch bệnh ở Hoa Kỳ. Đó là thời điểm mà trẻ em nằm trong những lá phổi sắt xếp hàng dài ở các khu bệnh viện.

nguoi-dan-ong-song-trong-phoi-sat-qua-doi-1-1710383835.jpg
Tại đây, các nhân viên y tế đứng giữa những chiếc máy phổi sắt trong khu cấp cứu bại liệt tại Bệnh viện Haynes Memorial ở Boston, Massachusetts, vào ngày 16/8/1955, khi dịch bệnh bại liệt của thành phố lên tới mức cao nhất là 480 ca. Ảnh: AP

Căn bệnh tiến triển nhanh chóng khiến cơ thể non nớt của Alexander nhanh chóng lụi tàn sau vài ngày. Ông sống sót nhờ ca phẫu thuật cắt khí quản vào phút cuối. Từ đó, Alexander bắt đầu vượt qua giới hạn của bệnh tật. Khi ngậm một cây gậy trong miệng, ông ấy có thể lật trang sách và sáng tạo nghệ thuật. 

Alexander có bằng cử nhân kinh tế năm 1978 tại Đại học Texas và bằng luật của trường năm 1984. Ông là một người có nghị lực và niềm tin mãnh liệt vào Chúa. Gary Cox, người bạn của Alexander từ thời đại học, cho biết người đàn ông phổi sắt luôn mỉm cười. “Anh ấy rất thân thiện và luôn vui vẻ”.

Trong một video phỏng vấn năm 2017, Alexander nói: "Cha mẹ tôi đã dạy tôi sử dụng trí thông minh và năng lượng của mình để làm việc hiệu quả. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một kẻ tàn tật. Đó là từ tôi chọn sử dụng vì tôi nghĩ nó bao trùm nhận thức của hầu hết mọi người".

Ông đã được Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là bệnh nhân mắc bệnh phổi sắt sống sót lâu nhất .

Bảo Linh