Trên chuyến xe từ Yên Tử (Quảng Ninh) trở về Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bích Liên vẫn không thể quên quãng thời gian sống trong sợ hãi và tuyệt vọng khi từ dưới vực sâu.
Bà Nguyễn Thị Bích Liên (SN 1963, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đi Quảng Ninh lấy thuốc ngày 27/4, sau đó ghé qua Yên Tử lễ chùa. Khi lễ xong trên chùa Đồng, bà ngồi nghỉ ngơi, lúc đứng dậy để về thì hoa mắt, chóng mặt nên ngã xuống khe núi, đầu gối lên rễ cây.
Lúc tỉnh dậy, bà cũng không biết mình bị rơi xuống bao lâu rồi, đầu ướt sũng, chân mắc vào hốc đá. Nghe tiếng người, bà định trèo lên kêu cứu, nhưng bám vào cành cây lại rơi xuống. Rất may bà rơi vào các khe, rãnh có rác và tìm lại được cái túi bà mang theo, trong có gói cơm cháy, nước uống.
Đến lần thứ hai, thứ ba leo lên bị rơi xuống thì bà dừng lại vì thấy nguy hiểm khi phía dưới là vực sâu chừng 100m. Bà nhìn sang trái có phiến đá nên bám vào cành trúc để trèo sang đó ngồi quan sát và kêu cứu.
Bà Liên không bị thương tích nặng. (Ảnh: VTC News)
Ngày 2/5, trong lúc lục đống rác xung quanh, bà Liên tìm được một lọ bằng inox. Bà dùng để gõ nhưng vẫn không ai nghe thấy.
Sáng 3/5, bà Liên mừng rỡ khi nhận được tín hiệu cứu giúp. Lúc ấy khoảng 9h15, bà nghe thấy tiếng người nói chuyện nên dùng hết sức kêu to và gõ mạnh vào bình inox.
Thấy tiếng người đáp trả, bà Liên mừng lắm nghĩ mình được cứu rồi. Một người đàn ông đi gần về phía bà. Bà chỉ cho họ vị trí bà đang mắc kẹt ở gần 2 cái cây có nhiều tán lá. Một lúc sau, mọi người tìm thấy và đưa bà lên trên thành công, theo VTC News.
Thời điểm này, trong người bà Liên vẫn giữ vé cáp treo và vé vãn cảnh Yên Tử từ ngày 27/4, tất cả đã bị ướt, nhàu nát.
Trước đó, khi tìm thấy bà Liên mắc kẹt dưới vực, Ban Quản lý di tích và Rừng quốc gia Yên Tử chủ trì, phối hợp cùng nhà chùa, Công ty TNHH Tùng Lâm và người dân gần đó đưa bà Liên tới khu vực an toàn để bà nghỉ ngơi.
Tiền Phong cho hay, theo một số nhân viên thuộc Ban Quản lý di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, khu vực bà L. bị ngã có địa thế rất hiểm trở.
Trước đó, một nam giới quê ở Bắc Giang cũng được tìm thấy sau 1,5 ngày rơi xuống vực. Khi được cứu, người này đã bất tỉnh vì đói. Còn trường hợp bà L. quả thực rất kỳ diệu khi 7 ngày bị rơi xuống vực nhưng vẫn khỏe mạnh.
Từ lâu, siro ho Prospan đã trở thành cái tên quen thuộc trong tủ thuốc của hàng triệu gia đình Việt – đặc biệt là với các mẹ bỉm khi chọn thuốc ho cho con. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn thắc mắc: Vì sao có loại bao bì toàn tiếng Đức, loại khác lại in tiếng Việt? Có phải Prospan tiếng Việt là hàng sản xuất tại Việt Nam? Cùng bóc tách sự thật ngay dưới đây.
"Con trai 8 tuổi của tôi ở nhà một mình trong kỳ nghỉ hè. Mặc dù cháu rất ngoan, nhưng chúng tôi vẫn lắp 8 camera ở nhà để có thể theo dõi cháu bất cứ lúc nào" - người mẹ nói.
Ngoài ra là những thông tin: Vợ cũ Thành Trung khuyên phụ nữ là mẹ đơn thân rằng: "Quen ai cũng được miễn không phải đàn ông có gia đình"; Con gái Bình Minh trổ mã thành thiếu nữ, đứng cạnh mẹ mới rõ đôi chân dài như người mẫu;...