Những lợi ích tuyệt vời từ nước tía tô không phải ai cũng biết

Trong y học cổ truyền, tía tô được xem là một loại dược liệu an toàn, nhiều ứng dụng trong cuộc sống, mang đến lợi ích tuyệt vời với sức khỏe. 

Tía tô còn có tên gọi khác là tử tô, tô diệp, tô ngạnh, tên khoa học là Perilla ocymoi, thuộc họ hoa môi. Tía tô được trồng ở khắp nơi trên Việt Nam, người dân coi đây là một gia vị và làm thuốc. 

Trong tài liệu cổ, tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung, giải uất, hóa đờm, an thai giải độc. 

Đa phần mọi người thường dùng lá tía tô để làm ra mồ hôi, chữa ho, giúp cho sự tiêu hóa, giảm đau và thải độc hiệu quả, chữa nôn mửa, đau bụng cho ăn cá cua. 

Cành tía tô có tác dụng an thai, quả tía tô có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

loi-ich-cua-la-tia-to-1712386179.jpg
Lá tía tô mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Ảnh: Internet

Nhiều người cho rằng chỉ uống lá tía tô thay cho nước để nâng cao sức khỏe, điều này có thực sự tốt?

Dưới góc nhìn của y học cổ truyền, không nên dùng tía tô trong thời gian dài. Bởi trong lá tía tô có một số hoạt chất gây bệnh cao huyết áp, tác động không tốt đến tim mạch. 

Việc uống nhiều nước tía tô cũng sẽ khiến cho cơ thể bị rối loạn, gây ra tiêu hóa đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người hàng ngày chỉ nên dùng 1 ly nước lá tía tô, chia nhỏ từng lần uống. 

Tía tô được xem là thảo dược có lợi cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp dùng quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Ví dụ khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn, ra nhiều mồ hôi trộm không kiểm soát, đại tiện lỏng kéo dài... dẫn đến rối loạn điện giải, mất cân bằng cơ thể. Trong lá tía tô cũng có chứa nhiều acid oxalic...

Trường hợp không nên uống tía tô dài ngày: 

1. Phụ nữ đang mang thai

Theo nghiên cứu gần đây, các bác sĩ cảnh báo cơ thể phụ nữ khi mang thai vốn nóng hơn bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. 

Lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ. Phụ nữ mang thai có thể uống lá tía tô để hỗ trợ cảm cúm nhưng cần có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng sử dụng. 

   Xem thêm: Rau muống đang vào mùa nhưng ăn theo cách này chẳng khác rước họa vào thân

2. Người bị cảm nóng

Y học cổ truyền cho rằng lá tía tô có vị cay tính ấm, do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng hơn do dùng tía tô sẽ khiến cơ thể bức bối và khó chịu hơn. 

3. Người bị dị ứng với tía tô

Một số người dị ứng với lá tía tô mà không hề biết nên cần thận trọng, đảm bảo mua được tía tô sạch, không hóa chất để đảm bảo an toàn. 

4. Người bị cao huyết áp 

Việc lạm dụng lá tía tô có thể gây tăng huyết áp, tổn hại hệ tim mạch. Uống nhiều nước tía tô khiến cơ thể đầy hơi, chướng bụng.

  * Bài viết mang tính chất tham khảo

Hồng Hạnh (t/h)