Tai nạn giao thông khiến 1 toa tàu SE8 bị trật bánh, xe tải bị hất văng sang bên đường

Tai nạn giao thông giữa ngã tư Quốc lộ 1A và đường N5 khiến 1 toa tàu SE8 bị trật bánh còn chiếc xe tải bị hất văng sang bên đường.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 12h25 trưa ngày 11/3, tại đoạn đường xóm Vĩnh Long, xã Nghi Long, qua khu vực ngã tư giữa Quốc lộ 1A và đường N5. Điểm giao cắt này chưa có rào chắn. Vào thời điểm trên một chiếc xe tải chở cát băng qua đường dân sinh thì xảy ra va chạm với tàu SE8.

tai-nan-tau-hoa-1710145708.jpg
Vụ tai nạn khiến 1 toa tàu bị lệch đường ray. Ảnh Tiền Phong

 Hậu quả, xe tải bị hất văng sang bên đường, hư hỏng nặng. Trong khi đó, đầu tàu bị móp, hư hỏng nặng, 1 toa tàu bị trật bánh. Vụ tai nạn khiến tài xế ô tô và lái tàu bị thương nhẹ.

tai-nan-tau-hoa-2-1710145708.jpg
Chiếc xe tải bị hư hỏng nặng. Ảnh Tiền Phong

Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt để giải quyết vụ tai nạn. Vì gặp sự cố nên hành khách trên tàu SE8 từ TPHCM ra Hà Nội phải chờ đợi khắc phục sự cố. 

Quy định về bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn đường sắt

Trường hợp thứ nhất, lỗi gây ra tai nạn của một bên.

Trong trường hợp lỗi gây ra thiệt hại không thuộc về ngành đường sắt thì tổ chức, cá nhân gây ra vụ tai nạn đó vì các hành vi như: không chấp hành tín hiệu đèn, biển báo đường sắt khi có tàu chạy đến mà vẫn cho phương tiện chạy qua đường sắt, hoặc để các chướng ngại vật dẫn đến tai nạn giao thông đường sắt phải tiến hành bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp lỗi gây ra thiệt hại thuộc về ngành đường sắt do ngành đường sắt không bố trí tín hiệu đèn, biển báo giao thông đường sắt hay người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không tuân thủ tín hiệu đèn hay biển báo giao thông đường sắt mà gây ra tai nạn thì ngành đường sắt sẽ phải tiến hành việc bồi thường thiệt hại.

Trường hợp thứ hai, lỗi gây ra tai nạn của cả hai bên thì việc bồi thường thiệt hại sẽ do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì việc bồi thường thiệt hại sẽ được tiến hành theo quyết định của có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại này sẽ được xác định theo quy định của Điều 608, “Bộ luật dân sự 2015”, cụ thể như sau:

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Minh Khuê (t/h)