Được ghi hình từ những năm 1980 trong bối cảnh kinh tế còn eo hẹp và công nghệ lạc hậu song phiên bản Tây Du Ký 1986 vẫn gây được tiếng vang lớn đối với khán giả. Theo đó, nhiều cảnh phim được trau chuốt hoàn hảo đến mức khi đoàn làm phim công bố bí mật hậu trường, nhiều khán giả đã vô cùng kinh ngạc.
Một trong những bối cảnh thường xuyên xuất hiện trong phim là cảnh long cung và thuỷ cung. Xuất hiện trên sóng truyền hình với vẻ tráng lệ và chân thật như vậy nhưng trên thực tế long cung chỉ là một chiếc bể cá.
Do kinh phí làm phim eo hẹp, đạo diễn Dương Khiết buộc phải tận dụng tối đa óc sáng tạo để hoàn thiện bộ phim của mình. Theo đó, khi tới phân đoạn ghi hình dưới long cung, bà đã nảy ra ý tưởng quay phim qua bể cá.
Cụ thể, đạo diễn Dương Khiết chỉ đạo đoàn làm phim đặt một chiếc bể cá trước ông kính và tạo bong bóng bên trong bằng một chiếc ống hút. Điều này đã khiến cảnh quay dưới long cung trở nên chân thật mà lại vô cùng tiết kiệm, không tốn kém quá nhiều chi phí và công sức chỉnh sửa.
Cảnh phim đã "đánh lừa" hàng loạt khán giả khi ấy, nhiều người tiết lộ họ thậm chí còn tin rằng đạo diễn đã cho dựng hẳn một long cung hoành tráng để phục vụ bộ phim này. Phải đến khi sự thật được phơi bày, nhiều người mới "ngã ngửa" khi biết rằng nguồn gốc thật sự của long cung hoá ra lại vô cùng đơn giản.
Sự nhạy bén và óc sáng tạo của đạo diễn Dương Khiết đã được vận dụng trong nhiều phân cảnh khác. Ví dụ như cảnh thầy trò Đường Tăng lạc vào Đồng Bàng Tơ và bị các yêu tịnh nhện bao vây. Theo đó, để tránh "cảnh nóng" phản cảm, đạo diễn đã chỉ đạo bộ phận hậu cần chuẩn bị những bộ áo màu da người để các nữ diễn viên mặc và sắp xếp nam diễn viên đóng thế những cảnh quay hở da thịt. Điều này đã khiến Tây Du Ký 1986 vẫn hấp dẫn mà không dung tục.