Tôi mất ngủ cả đêm khi bố chồng đi họp phụ huynh về mừng rỡ khoe cháu gái học bạ toàn điểm 10

Bố mẹ chồng vui bao nhiêu thì tôi lại lo lắng bấy nhiêu.

Đích đến cuối cùng của hành trình nuôi dạy con cái đối với nhiều bố mẹ là con có một cuộc đời hạnh phúc, bình an và tương lai sau này xán lạn, tôi cũng không ngoại lệ. Đó là động lực khiến tôi vẫn luôn nỗ lực từng ngày, để tạo cho con một môi trường học tập và giáo dục tốt nhất. 

Nhưng có một kim chỉ nam trong quan điểm nuôi dạy con của tôi, rất khác với nhiều phụ huynh xung quanh mà tôi quen biết. Họ cực kỳ chú trọng kết quả học tập, điểm số của con ở trường, còn tôi thì không.

Ảnh minh hoạ

Điều đó không có nghĩa là tôi chấp nhận con điểm kém, mà hơn hết chỉ cần điểm số con nhận được tương xứng với học lực và những gì con đã cố gắng. Với tôi, dạy con là cả một quá trình dài và thành tích luôn cần sự rèn luyện lâu dài, tích lũy qua từng ngày, chứ không phải là kết quả tạm thời.

Đây cũng là lý do vì sao cuối tuần vừa rồi, khi bố chồng đại diện gia đình đi họp phụ huynh cho cháu gái, lúc ông về nhà mừng rỡ khoe học bạ cháu toàn điểm 10, nhưng tôi lại không vui nổi. Thậm chí suốt đêm hôm đó, tôi thức trắng đến gần sáng mới chợp mắt được một tý vì những bâng khuâng, lo lắng trong lòng.

Là người trực tiếp hỗ trợ, theo dõi hành trình học tập của con, tôi biết học lực của con như thế nào. Thực tế, nó chỉ ở mức ổn chứ chưa thực sự quá xuất sắc. Vậy nên, khi đối diện với bảng điểm cao chót vót như kia, tôi sợ rằng con gái mình sẽ vì thế mà tự cho rằng bản thân đã “đủ giỏi”, và ảo tưởng về khả năng bản thân hiện có. Từ đó, con không còn biết nỗ lực, cố gắng là gì, ngược lại còn chủ quan và “ngủ quên trong chiến thắng”.

Ảnh minh hoạ

Có bố mẹ nào sau khi họp phụ huynh cho con về, lại càng có nhiều nỗi sợ như tôi không,...

Tâm sự từ độc giả kimthuong93…@gmail.com

Thực tế, ​​mỗi người sẽ có mỗi quan điểm nuôi dạy con trẻ khác nhau, nhưng tựu chung thì bố mẹ nào cũng muốn đứa trẻ của mình sớm hình thành ý thức học tập tốt, để sau này có thể gặt hái được nhiều thành tựu, cải thiện cuộc sống tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Làm được điều này, cần sự giáo dục đúng đắn, phù hợp của bố mẹ và quá trình tự thân của con trẻ. Có một số phương pháp dưới đây, bố mẹ có thể giúp trẻ hứng thú và có ý thức với việc học hơn?

- Tạo môi trường học tập tích cực: Bố mẹ tránh gây áp lực quá lớn và tạo một môi trường học tập tích cực cho con. Không chỉ tập trung vào thành tích hay điểm số, mà còn quan tâm đến quá trình rèn luyện, nỗ lực và sự phát triển của trẻ. Không đánh giá quá khắt khe và tạo không gian thoải mái cho con thử nghiệm, được phép sai lầm và học hỏi từ những sai lầm đó. 

- Thiết lập lịch trình học tập: Xác định một lịch trình học tập ổn định cho trẻ. Đặt thời gian cố định hàng ngày để trẻ dành cho việc học, và giúp trẻ tuân thủ lịch trình này. Lập kế hoạch cho các hoạt động học tập đa dạng để trẻ không bị nhàm chán.

- Sử dụng phương pháp học tương tác: Thay vì chỉ dựa vào việc đọc sách hoặc nghe giảng, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình học tập bằng cách tương tác hoạt động như thảo luận, thực hành và thí nghiệm. Kết hợp học tập với vui chơi để tạo ra một môi trường học tập thú vị, hấp dẫn bằng cách sử dụng các trò chơi, câu đố, hoạt động nhóm và các ứng dụng công nghệ giáo dục để kích thích sự hứng thú, giúp trẻ hiểu bài tốt hơn.

- Tạo liên kết giữa học tập và thực tế: Khi trẻ thấy rằng kiến thức học tập có liên quan đến cuộc sống hàng ngày và có tính ứng dụng thực tiễn, bé sẽ có động lực học hơn. Bố mẹ có thể giúp trẻ thấy được mối liên kết giữa những gì con học và những tình huống thực tế bằng cách cung cấp ví dụ, thảo luận và tạo cơ hội cho trẻ áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

- Khuyến khích sự sáng tạo và tự do: Bố mẹ nên khuyến khích trẻ phát triển sự sáng tạo và tự do trong quá trình học tập. Cho phép trẻ thể hiện ý tưởng riêng, giải quyết vấn đề theo cách của mình và khám phá các phương pháp học tập phù hợp với bản thân. Điều này giúp trẻ cảm thấy có sự tự chủ và hứng thú hơn với việc học.

- Tạo sự khích lệ và động viên tích cực: Sự khích lệ và động viên tích cực từ bố mẹ có thể giúp trẻ hình thành ý thức và tinh thần hứng thú với việc học. Khi bố mẹ công nhận và khen ngợi thành tựu của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn và có động lực để tiếp tục nỗ lực, cố gắng hoàn thiện bản thân.

TRANG TRI