Trọn bộ cẩm nang khuấy đảo cả Cô Tô cùng 3 cô nàng 9X

Cô Tô đã trở nên khá quen thuộc đối với những tín đồ du lịch, tuy nhiên người ta có đi bao nhiêu lần đi nữa thì chốn thiên đường này cũng không có dấu hiệu hạ nhiệt trong mùa hè này.

Cô Tô với vẻ đẹp nên thơ của những bãi biển xanh, cát trắng mịn, nơi đây vẫn được ví như “điểm cách thiên đường một bước chân”. Mới đây, Lê Thương Mỹ (sinh năm 1997) cùng với 2 người bạn của mình chia sẻ kinh nghiệm chuyến đi Cô Tô 3 ngày 2 đêm của mình với chi phí khoảng 2.000.000 đồng/người.

“Chúng mình 3 bạn nữ, lên kế hoạch đi nhưng vì thấy dự báo thời tiết giông mưa, nên đợi mòn đợi mỏi xem tình hình có báo hết giông không rồi mới quyết đi. Nhưng dự báo không những báo hết giông bão, mà còn báo giông bão mạnh hơn.. Mình chả hiểu sao cả vì trời vẫn rất nắng. Nên đến thứ 5 bọn mình quyết định mai vẫn sẽ đi. Và dĩ nhiên đến lúc đó mới đặt phòng. Vậy nên mình khuyên các bạn, tin dự báo thời tiết ít thôi ạ.” – Thương Mỹ vui vẻ chia sẻ

Phương tiện di chuyển

Từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe đi Cẩm Phả, Cửa Ông tại bến xa Mỹ Đình, với giá vé khoảng 150.000 – 200.000 đồng. Bạn xuống xe tại ngã ba Vân Đồn, tại đây, bạn có thể đón xe buýt để đến Cảng Cái Rồng. Nếu đi xe buýt bạn hãy yêu cầu cho xuống tại Bưu Điện Vân Đồn. Từ địa điểm này, còn khoảng 1,5km nữa để tới cảng Cái Rồng. Bạn có thể đi xe ôm hoặc đi bộ tới ngay cảng để nghỉ ngơi cho sáng hôm sau đi Cái Rồng bằng tàu.

Đến Cảng Cái Rồng, bạn mua vé tàu để ra đảo, giá vé khoảng 200.000 đồng – 250.000 đồng.

Đi lại trên đảo Cô Tô bạn có thể thuê xe máy với giá 200.000 đồng/ngày. Nếu không bạn có thể sử dụng 2 phương tiện là xe ôm hoặc taxi.

Lưu ý: Nếu muốn tới Cái Rồng để kịp chuyến tàu sáng ra đảo thì bạn phải đến Bãi Cháy trước 17h hôm trước cho kịp chuyến xe buýt cuối cùng và nghỉ lại tại Cái Rồng. Khu này cũng nhiều nhà nghỉ, khách sạn với chi phí từ 150.000 đồng/đêm.

Nhà nghỉ ở Cô Tô

Phương Mỹ lựa chọn Coto Life khi đến Cô Tô.

Từ cầu cảng Cô Tô, bạn đi xe ôm về chợ trung tâm, là nơi sầm uất nhất ở thị trấn để dễ dàng chọn được nhà nghỉ. Ngoài ra, Cô Tô cũng có nhiều nhà nghỉ của người dân, giá dao động từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng cho phòng bốn người.

Ở Cô Tô thường bị mất điện, nhất vào cuối tuần, vì vậy bạn nên chọn những nhà nghỉ ven biển để tận hưởng không khí mát mẻ.

Lịch trình chuyến đi Cô Tô của Lê Thương Mỹ

Ngày 1:

Bãi biển Hồng Vàn khi hoàng hôn buông xuống.

 

Cô bạn Thương Mỹ cho biết – “Vì ngày đi là thứ 6 vẫn có tiết mà 3 đứa đều đi học nên học xong mới đi chơi được.  Khoảng gần 14h thì xuống tới Vân Đồn, nên đầu tiên dự định đặt vé 15h nhưng may đã được đổi thành vé 14h.”

Lúc đầu toàn nghe review KaLong rồi Havaco các thứ, có liên hệ với anh Thành Tiến Nguyễn mua vé thì được 1 chị xinh đẹp khác bán vé tàu Nguyên Việt cho, cũng hơi lạ. Nhưng lên tàu thì an tâm hẳn. Tàu mới, sạch sẽ, những người phục vụ trên tàu mình đi toàn các bác trung tuổi nên rất ân cần. Giá  vé thì như các tàu khác. 230.000 đồng/1 lượt/1 người.

Khoảng 15h30 thì xuống đến Cô Tô, mình đặt phòng trước ở Cô Tô Life nên có xe ra đón. Về Cô Tô Life ngủ nghỉ. Phòng không thực sự đẹp như mình nghĩ, tuy nhiên cũng không đáng để thất vọng. Nhưng được cái mình rất ưng cách phục vụ của bên Cô Tô Life. Thiếu gì muốn gọi sẽ chỉ trong nháy mắt là họ mang lên, và cả rất nhiệt tình, thân thiện.

Vẻ nên thơ của bãi đá biển Hồng Vàn.

Trước 17h anh nhân viên Cô Tô Life lên giục bọn mình ra biển Hồng Vàn không hết nắng và nước sẽ lạnh nên bọn mình sắm sửa ra biển. Cô Tô Life cách Hồng Vàn khoảng 150m.

Sau đó về nghỉ ngơi đến hơn 19h thì bọn mình ăn tối đã đặt trước ở bên Cô Tô Life. Giá cho 1 suất ăn là 350.000 đồng/ 1 người

Ngày 2:

 

Gần 11h thì trả phòng, xe của Cô Tô Life lại đưa chúng mình vào thị trấn. Vào thị trấn chúng mình thuê Ruby homestay, với giá 300.000 đồng

Hớn 14h tụi mình thuê xe máy để tiện chi chuyển trong thị trấn, với giá 150.000 đồng/xe. Sau đó đi tụi mình Vàn Chảy chơi với tắm biển. Vì đường để đến Vàn Chảy khó đi mà bọn mình là nữ nên căn giờ làm sao để về khi trời còn sáng. Bọn mình về lại thị trấn nghỉ ngơi, đi ăn mì xào hải sản tại Cồ Nghĩa. Ăn xong bọn mình lang thang bãi biển Tình Yêu.

Ngày 3:

6h ba đứa đi bãi Đá Cầu Mỵ, do trời quá nắng nên tụi mình chơi một lúc rồi đi uống nước dừa.

Bãi đá Cầu Mỵ.

Đường đi tới Bãi đá Cầu Mỵ cùng đường đi Âu Cảng nên bọn mình ghé luôn. Cách Âu Cảng cỡ 3km đường hơi đồi núi . Loanh quanh hứng nắng rồi bọn mình về con đường tình yêu. Con đường mát, gạch đỏ, 2 hàng cây 2 bên.

Đường Âu Cảng.

Con đường tình yêu nằm bên bãi biển tình yêu nên chúng mình lội xuống cát chơi với mấy cái cây rồi lên, vì trời nắng quá. Nhưng mọi người vẫn xuống tắm biển được.

Bếp Bình An.

“Do tính mình thì kiên trì với việc chụp ảnh và cũng xem phim Cả một đời ân oán, nên mình đã đi đến tận cùng để tìm ra bếp Bình An. Không được đẹp nhưu tưởng vì đoàn làm phim để lại, bây giờ có người dân tiếp quản bán hang nên còn lại mỗi cái biển.” – Thương Mỹ kể lại.

Đến 9h thì mình kết thúc hành sáng nay với mong muốn ăn gì mát mát. Thế là sà ngay vào quán chè Cô Tô, quán có rất nhiều trời loại chè. Ăn xong vì cũng không còn gì chơi nên mình nghỉ ngơi, chuẩn bị đồ để chiều về. Sau đó anh chủ homestay chở bọn mình ra bến tàu, và vé tàu tụi minh cũng được anh chị mua hộ, với giá 230.000 đồng/lượt/người.

“Dù du lịch Cô Tô đang phát triển gần đây nhưng nó còn khá hoang sơ. Người dân thân thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu lượng khách du lịch.  Mọi thứ ở Cô Tô thì mức tầm trung. Kết thúc hành trình thì tổng thiệt hại rơi vào khoảng 1.700.000 đồng – 2.000.000 đồng/người.Bọn mình ăn uống ít vì vốn dĩ ở nhà đã ăn ít rùi, lại còn mua đồ mang đi nhiều và chi tiêu cũng không hoang phí nữa, vì cơ bản là mình bị yếu nên nghỉ khá nhiều.” – Cô bạn cho biết.

Thu Hằng - Ảnh nhân vật cung cấp