Uống nước cam, ăn yến mạch mỗi sáng nhưng sức khỏe ngày càng yếu, chuyên gia đem kiểm tra phát hiện điều gây sốc

CTV
Tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều đường đã được nhắc đến không ít nhưng nhiều người chưa thực sự hiểu rõ và không biết rằng bản thân đang ăn rất nhiều đường dù chế độ ăn toàn món lành mạnh.

Nhiều người nghĩ rằng họ đang ăn uống lành mạnh mỗi ngày, nhưng họ không biết rằng bản thân đang tiêu thụ rất nhiều đường mỗi ngày.

Đường rất phổ biến trong thế giới chúng ta đang sống, nếu bạn loại bỏ tất cả các loại thực phẩm có đường khỏi siêu thị, thì chỉ còn lại 20% thực phẩm trên kệ.

Đồng thời, ngày càng có nhiều nghiên cứu cảnh báo mọi người về sự nguy hiểm của việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể, không chỉ khiến con người béo phì, căng thẳng quá mức mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,...

2 câu chuyện trong 3 bộ phim tài liệu nói về đường dưới đây sẽ cho bạn thấy được chúng ta đang ăn nhiều đường như thế nào và hậu quả ra sao. 

Người đàn ông ăn uống lành mạnh nhưng kết quả khám sức khỏe toàn bệnh tật

Hãy bắt đầu với Nigel đến từ New Zealand, anh tự nhận mình là một người rất kỷ luật về chế độ ăn uống. Mỗi sáng, Nigel pha cho mình một tách cà phê chỉ với một thìa đường, ăn một bát bột yến mạch (món ăn sáng phổ biến của nhiều người phương Tây). Thỉnh thoảng vào tối thứ Sáu, anh mới tự thưởng cho mình một chiếc bánh hamburger.

Mỗi sáng, Nigel chỉ pha tách cà phê với 1 thìa đường cùng với bột yến mạch. 

Nigel cũng rất chăm chỉ tập thể dục, anh thường leo núi ngoài trời với 35kg đá và sách trên lưng. Giống như nhiều người, anh ấy tin rằng chỉ cần kiên trì ăn ít đồ ăn nhiều chất béo và tập thể dục, anh ấy sẽ không tăng cân và luôn khỏe mạnh.

Chính vì vậy, trước khi đến bệnh viện để kiểm tra, Nigel đã tự tin nói trước ống kính máy quay bản thân rất khỏe mạnh. Nhưng sau khi kiểm tra, Nigel sững người. Các bác sĩ cho biết anh có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm và bệnh tim. Bác sĩ cho biết một số người mặc dù trông có vẻ gầy nhưng thực chất họ lại tích tụ rất nhiều chất béo chuyển hóa từ đường trong cơ thể. Điều này còn khiến Nigel bối rối hơn vì anh rất ít khi ăn đồ ngọt, vậy tại sao anh ấy lại tiêu thụ quá nhiều đường?

Nigel đi khám sức khỏe và nhận kết quả bản thân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

Trẻ nhỏ ăn uống lành mạnh vẫn tăng cân

Một bộ phim tài liệu khác của Mỹ - quốc gia có tỷ lệ béo phì cao nhất đã ghi lại câu chuyện của một nam sinh trung học rất chăm chỉ tập thể dục hàng ngày nhưng không thể giảm cân. Đội quay phim đã ghi lại những bữa ăn hàng ngày của cậu. 

Cậu bé cho biết bản thân ăn uống rất lành mạnh, bữa sáng cậu tự làm cho mình một bát ngũ cốc và một cốc nước cam. Nhân tiện sẽ chuẩn bị bữa trưa mang tới trường gồm 2 lát bánh mì nướng phết bơ đậu phộng và mứt. Bữa tối ăn mì ống cùng gia đình và món salad tráng miệng cùng một tách trà. 

Uống nước cam và ăn ngũ cốc mỗi sáng, nam sinh trung học cứ ngỡ bản thân ăn uống rất lành mạnh,

Khi các chuyên gia phân tích các món ăn của cậu bé mới thấy chế độ ăn uống đó không hề lành mạnh. 

Bữa sáng: Một bát bột yến mạch chứa 3 thìa đường và một ly nước ép trái cây chứa 5,5 thìa đường.

Bữa trưa: Bánh mì chứa 1,5 thìa đường, bơ đậu phộng chứa 0,75 thìa đường, mứt chứa 6 thìa đường, nước soda chứa 9,74 thìa đường.

Bữa tối: Mì ống chứa 1,75 thìa đường, salad tráng miệng chứa 1 thìa đường, trà ngọt chứa 5,75 thìa đường.

Tính lượng đường ăn vào hàng ngày thì vượt xa tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo tiêu chuẩn của WHO, lượng đường tối đa trẻ em hấp thụ là 4 thìa cà phê đường một ngày, 9 muỗng cho nam trưởng thành, 6 muỗng cho nữ. Nếu trẻ uống mỗi lần một chai tương đương với việc ăn một lượng đường trong 5 ngày.

Nhiều thực phẩm ẩn chứa đường trong cuộc sống hàng ngày 

Nhiều người khi nhắc đến thực phẩm nhiều đường sẽ nghĩ đến soda, sô cô la, kẹo hay kem, những thứ thường được gọi là đồ ngọt. Thực tế có những thực phẩm mà mọi người lầm tưởng là tốt cho sức khỏe cũng chứa rất nhiều đường. đường.

Chẳng hạn như mứt, nho khô không hạt , bánh mì, mì ống và nhiều loại thực phẩm ít chất béo. Chú Nigel trong câu chuyện đầu tiên đã tới siêu thị để kiểm tra lượng đường trong một số thực phẩm phổ biến mọi người hay dùng và phát hiện ra rất nhiều thứ tiềm ẩn lượng lớn đường.

Có rất nhiều đường trong nước sốt cà chua (bên trái) và cá ngừ đóng hộp (bên phải).

Chẳng hạn như có 7 muỗng cà phê đường trong một chai nước sốt cà chua. Cá ngừ đóng hộp, dường như không liên quan gì đến đường, lại chứa 1 thìa cà phê đường trong mỗi hộp nhỏ. Carbohydrate trong bánh mì và bánh ngọt cũng chứa rất nhiều đường.

Nước giải khát là thứ chứa nhiều đường nhất, một loại đồ uống màu xanh lá cây khá phổ biến với trẻ em ở New Zealand chứa 47 thìa cà phê đường mỗi chai. Một chai nước ngọt có gas của một nhãn hiệu nổi tiếng cũng chứa 16 thìa cà phê đường. 

Nhiều người nghĩ rằng nước giải khát có thể nhiều đường nên lựa chọn uống nước ép trái cây sẽ lành mạnh hơn vì đó là rau quả. Tuy nhiên, một ly nước ép trái cây tại các cửa hàng có thể chứa 139 gram đường (tức là 34 thìa cà phê đường).

Tác hại của đường với cơ thể

Sau khi đường đi vào cơ thể con người sẽ biến thành đường fructoza và glucoza, do cơ thể con người không có chức năng tiêu hóa đường fructoza nên sẽ chuyển hóa thành chất béo và tích tụ trong cơ thể.

Tiêu thụ quá nhiều đường cũng ảnh hưởng đến chức năng não. Một người đàn ông tên Damon Gameau đã tự mình thử nghiệm ăn 40 thìa cà phê đường mỗi ngày (ngang với lượng mà nhiều người trưởng thành tiêu thụ) và đến ngày thứ 18, anh cho biết càng ngày càng cảm thấy mệt mỏi hơn, kém tập trung hơn.

Damon Gameau tự thử nghiệm ăn 40 thìa cà phê đường/ngày trong 60 ngày và đã tăng 8,5kg, tổng hàm lượng chất béo tăng 7%, vòng eo tăng 10 cm và tình trạng sức khỏe giảm mạnh.

Các nhà nghiên cứu cho biết điều này là bình thường, nếu mức glucose tiếp tục tăng và giảm đột ngột liên tục thì năng lượng cũng vậy, điều này có thể dẫn đến chức năng não không ổn định .

Và ăn đường cũng có thể khiến người ta "nghiện". Một số nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên chuột và phát hiện ra rằng phản ứng của chuột với đường lớn hơn so với cocain. Một khi mọi người ăn nhiều đường, họ sẽ ngày càng thích đường hơn.

Khi đói, cơ thể chờ đợi lượng đường tiếp theo, đường quả thực khiến người ta vui vẻ nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, sau đó tâm trạng sẽ chán nản, thậm chí lo lắng. Đối với những người ăn đường trong thời gian dài, việc bỏ đường cũng khó như bỏ thuốc lá.