Vì sao thịt đỏ cũng là tác nhân gây ung thư, ăn bao nhiêu thịt đỏ thì không sợ dễ bệnh?

Thịt đỏ là món ngon được đa phần mọi người yêu thích nhưng ăn nhiều thịt đỏ tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Thịt đỏ được ưa thích trên mọi bàn ăn, gồm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phân loại thịt đỏ là "chất có thể gây ung thư", còn được gọi là "chất gây ung thư Nhóm 2A". Vì sao lại vậy?

Trước hết, so với gia cầm và cá, các động vật như lợn, bò, cừu được xếp vào nhóm động vật có vú. Trong thịt của những động vật này có chứa myoglobin, một loại protein sắc tố, tạo nên màu sắc hồng hào cho thịt. Các nghiên cứu thực nghiệm giải thích rằng thịt đỏ có khả năng gây ung thư vì: Khi con người ăn thịt các động vật có vú khác, đồng nghĩa với việc ăn vào "các phân tử axit sialic cũ", sau đó được cơ thể tổng hợp thành tế bào.

Do sự khác biệt về chuỗi polysaccharide giữa các tế bào của các loài khác nhau, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ coi chúng là những kẻ xâm lược từ bên ngoài, sau đó tấn công các chất không xác định, gây ra viêm nhẹ. Về nguyên tắc, theo thời gian, điều đó có thể gây ung thư tế bào, là kết quả cuối cùng của tình trạng viêm lâu dài.

Thịt đỏ giàu dinh dưỡng nhưng cũng chứa đựng nguy cơ. (Ảnh minh họa). 

Mặc dù thịt đỏ là chất gây ung thư ở mức độ thấp nhưng không có nghĩa là bạn không thể ăn bất kỳ loại thịt đỏ nào. Chúng ta không cần phải tuyệt đối tránh ăn thịt đỏ và cũng không cần phải loại bỏ nó. Dù là tác dụng tốt hay điều xấu, tác động của thực phẩm đến sức khỏe cơ thể đòi hỏi phải chú ý đến lượng ăn vào và tỷ lệ nguyên liệu. Nói cách khác, nếu bạn ăn quá nhiều, rủi ro có thể sẽ tăng lên. Trên thực tế, không ăn thịt đỏ trong thời gian dài sẽ dẫn đến không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như sắt heme, kẽm khoáng, vitamin B12, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.

Một số quy tắc khi ăn thịt đỏ để bảo vệ sức khỏe: 

1. Khi ăn thịt đỏ, việc kiểm soát số lượng là điều cơ bản

"Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc 2022 khuyến nghị rõ ràng nên ăn cá, thịt gia cầm, trứng và thịt nạc một cách điều độ. Mỗi người nên tiêu thụ 120-200 gam thực phẩm động vật mỗi ngày và ăn thủy sản ít nhất hai lần một tuần.

Hiện nay, con người ăn nhiều thịt gia súc hơn nên cần điều chỉnh loại hình và tần suất tiêu thụ thịt, ăn ít thịt đỏ và nhiều cá, tôm và các loại thủy sản khác là mô hình người lớn nên tuân theo. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, cần tăng cường bổ sung chất sắt và ăn nhiều thịt đỏ.

Ăn thịt đỏ lượng vừa phải vẫn có một số lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

2. Khi ăn thịt đỏ cần chú ý những quy tắc sức khỏe

Đầu tiên, nên sử dụng ít dầu hơn và nấu ở nhiệt độ thấp như hấp, hầm, om thịt hoặc thịt viên để giảm lượng dầu ăn thêm vào và lượng chất độc hại sinh ra.

Thứ hai, khi ăn thịt đỏ, hãy cố gắng chọn thịt nạc và kiểm soát chặt chẽ việc ăn các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói, thịt nướng hun khói.

THÙY LINH (DỊCH TỪ SOHU)