Vụ tiêm vắc-xin "thần tốc": Phải xử nghiêm để làm gương

“Nếu ai cũng cậy có tiền để được tiêm trước thì rõ ràng sẽ không đảm bảo được sự công bằng trong việc tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa Covid-19”.

“Nếu ai cũng cậy có tiền để được tiêm trước thì rõ ràng sẽ không đảm bảo được sự công bằng trong việc tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa Covid-19”.

Buộc thôi việc nữ công chức mời dân “tiêm thần tốc”

Trước tình hình chống dịch Covid-19 như chống giặc, nhiều lực lượng đã xung phong ra tuyến đầu “đánh trận”, để lại đằng sau những nguy hiểm về sức khỏe bản thân để chung tay cùng cả nước đẩy
lùi dịch bệnh. Thế nhưng, mới đây, một trường hợp ở cấp cơ sở lại có hành vi đi ngược lại với tinh thần chống dịch của Nhà nước, khiến nhiều người không khỏi bất bình.

Liên quan đến vụ tiêm vắc xin Covid-19 “thần tốc” với giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng tại quận Ba Đình (Hà Nội), lãnh đạo quận này đã ký quyết định kỷ luật công chức dưới hình thức buộc thôi việc đối với bà Ninh Thị Cơ (28 tuổi), công chức Văn phòng - thống kê UBND phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình).

Trước đó, báo chí phản ánh tình trạng tiêm vắc xin phòng Covid-19 “thần tốc” tại phường Vĩnh Phúc. Người dân chỉ cần chi tiền “bồi dưỡng” sẽ được hưởng đặc quyền “nay đặt lịch, mai tiêm luôn” mà
không cần phải chờ đợi.

vu tiem vac xin than toc phai xu nghiem de lam guong

Cụ thể, để được tiêm vắc xin, người có nhu cầu phải nộp từ 800.000 đến 1 triệu đồng phí “bồi dưỡng” cho một phụ nữ gần 30 tuổi. Sau khi nhận tiền, phụ nữ này sẽ sắp xếp giấy hẹn và lịch tiêm. Nếu người tiêm không phải công dân sinh sống tại phường Vĩnh Phúc, người nhận tiền sẽ đưa vào danh sách các công ty, đơn vị kinh doanh trên địa bàn phường này để hợp thức hóa. Đáng chú ý, theo phản ánh, dịch vụ này được “chào khách” công khai trên mạng xã hội.

Ngày 25/8, lãnh đạo quận Ba Đình đã thành lập Hội đồng kỷ luật và quyết định buộc thôi việc đối với bà Ninh Thị Cơ. Lãnh đạo Công an quận Ba Đình cho biết, cơ quan này vẫn đang điều tra, làm
rõ hành vi của bà Cơ để xử lý theo quy định.

“Con sâu làm rầu nồi canh”

Trong trường hợp có sai phạm như trên thì hướng xử lý và những hệ lụy của sự việc này sẽ ra sao? PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng – Trưởng văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn
luật sư TP.Hà Nội) để làm rõ những nội dung này.

Quan điểm của luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng, Chính phủ chỉ đạo về việc tiêm vắc-xin miễn phí cho toàn dân. Các đơn vị tổ chức tiêm tuyệt đối không được thu hay tiếp nhận bất kỳ chi phí nào liên quan, kể cả từ các nguồn tự nguyện ủng hộ.

Trước đó, một số đơn vị y tế, bệnh viện tư nhân đề nghị với Chính phủ xin được tiêm dịch vụ theo giá của Nhà nước nhưng Chính phủ không đồng ý bởi trước tình hình dịch bệnh thì đây không còn là
câu chuyện về kinh tế, lúc này đó là câu chuyện mang tính nhân đạo, là trách nhiệm của Nhà nước, của Chính phủ với công dân của mình.

vu tiem vac xin than toc phai xu nghiem de lam guong1

Luật sư Bùi Đình Ứng – Trưởng văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng.

Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo kiên quyết của Chính phủ như vậy mà nhiều đơn vị y tế muốn xin tiêm dịch vụ còn không được thì huống chi là các đơn vị phường (xã), cơ sở tiêm chủng ở địa phương. Việc một cán bộ có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để trục lợi chính là “con sâu làm rầu nồi canh”", luật sư Ứng nói.

Luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng, dù nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi ra, thậm chí phải dùng quan hệ, qua nhiều “cửa” để được tiêm trước, tiêm sớm, nhưng trách nhiệm của cán bộ là phải giải thích cho những người này hiểu về chủ trương, tinh thần chỉ đạo của Nhà nước trong vấn đề tiêm phòng. Trước sau gì tất cả công dân đều được tiêm vắc-xin phòng chống Covid-19, chỉ là đang phải tuân theo thứ tự nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm mà Nhà nước quy định.

“Những người cậy có tiền, bỏ tiền ra để được tiêm trước vì lo cho tính mạng của mình đầu tiên, nếu như vậy thì vô hình trung chỉ những người có tiền mới được tiêm trước còn người nghèo, không có
tiền thì sẽ không được tiêm, hoặc được tiêm sau cùng. Rõ ràng như vậy sẽ không đảm bảo được sự công bằng trong việc tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19”, luật sư Ứng cho hay.

Luật sư Ứng cho rằng, từ sự việc trên, hành vi của nữ cán bộ xuất phát từ nhận thức yếu kém và xuất phát từ lòng tham. Vì lợi ích bản thân mà đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội, quan điểm của Chính phủ. Dưới góc độ đạo đức, lương tâm nghề nghiệp thì việc làm này là không thể chấp nhận được.

Xét về mặt pháp luật, nếu thực sự có hành vi như báo chí phản ánh thì đó là hành vi vi phạm pháp luật; căn cứ vào số tiền trục lợi, người này có thể bị xử lý hình sự chứ không đơn thuần là bị xử lý kỷ luật theo luật Cán bộ công chức.

Dưới góc nhìn của luật sư Bùi Đình Ứng, ở một khía cạnh khác: Khi mà những cán bộ, đội ngũ y, bác sĩ, lực lượng quân đội, công an đang phải xông pha nơi tuyến đầu chống dịch, đối mặt với bao khó khăn, vất vả, hy sinh thì hành vi của nữ cán bộ trong sự việc này thực sự khiến họ cảm thấy bị tổn thương.

Trong khi lực lượng tuyến đầu đang hy sinh quên mình vì lợi ích của nhân dân, của nhà nước thì có những người lại lợi dụng cơ hội này làm tiền của dân thì điều này là không thể chấp nhận. Công cuộc chống đại dịch Covid-19 không phải một sớm một chiều, vì vậy với những hành vi sai phạm cần lên án mạnh mẽ và cần phải xử lý nghiêm để giáo dục, cảnh tỉnh cho những người khác.

vu tiem vac xin than toc phai xu nghiem de lam guong2

Ảnh minh họa.

Cùng trao đổi về vấn đề này, luật sư Trương Công Đức (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: Nữ cán bộ phường trong sự việc trên đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để chiếm đoạt tài sản của người khác; hành vi này có dấu hiệu của tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355, BLHS năm 2015).

Theo đó, người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội từ 02 lần trở lên... thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.

“Cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng vào cuộc điều tra làm rõ, trường hợp có sai phạm cần nhanh chóng có biện pháp xử lý để làm bài học giáo dục, răn đe các trường hợp tương tự”, luật sư Đức nói.

"Ngoài trách nhiệm của nữ cán bộ phường nói trên, luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng người đứng đầu địa phương này cũng phải liên đới chịu trách nhiệm: “Nói gì đi nữa thì đối tượng không thuộc phường đến tiêm thì buộc người đứng đầu phải biết, phải nắm được danh sách cư dân thuộc phường mình. Qua sự việc cho thấy, công tác quản lý tại địa bàn còn yếu kém, tạo kẽ hở cho kẻ cơ hội trục lợi”, Luật sư Bùi Đình Ứng – Trưởng văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng nói.

Nguyễn Thúy - Ánh Dương/ Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số thứ Tư (140)