Phổi lợn
Phổi là bộ phận thuộc hệ hô hấp. Lợn lại có thói quen hít thở sát đất. Do đó, loài vật này có khả năng hít lượng lớn bụi bẩn hàng ngày, thậm chí cả bụi kim loại nặng.
Bụi bẩn và kim loại nặng sẽ nằm sâu và bám luôn trong phổi. Khi bạn ăn phổi lợn, các bị bẩn và kim loại nặng sẽ thâm nhập vào cơ thể, gây hại đối với sức khỏe.
Ngoài ra, thói quen hít thở sát đất cũng có thể khiến phổi của lơn bị nhiễm ký sinh trùng, dịch bệnh và vi khuẩn. Phổi lại là bộ phận rất khó làm sạch vì có cấu tại phức tạp. Đây cũng được đánh giá là bộ phận nặng mùi nhất ở lợn.
Phổi lợn không được sơ chế và chế biến kỹ sẽ khiến chúng có mùi khó chịu, rất khó ăn, bên cạnh đó cũng có nguy cơ tồn đọng các vi khuẩn và ký sinh trùng không tốt cho sức khỏe.
Cổ lợn
Thịt cổ lợn được cho là loại thịt rẻ nhất trên con lợn nhưng cũng là phần bản nhất. Cổ lợn là nơi liên kết với các bộ phận cơ thể khác, chứa nhiều mạch máu. Chủ lò mổ thường chọn cổ để cắt tiết. Từ vị trí bị cắt, máu chảy ra nhiều, sau đó ứ đọng lại, là nơi vi khuẩn dễ sinh sôi.
Thêm nữa, cổ lợn chứa nhiều hạch bạch huyết – phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Các hạch sẽ lọc bạch huyết, loại bỏ vi khuẩn, vì vậy nhiều chất độc hại có khả năng tích tụ bên trong.
Ngoài việc tránh mua hai phần trên của con lợn, bạn cũng nên hạn chế ăn 3 bộ phận sau:
Óc lợn
Bộ phận này của lợn giàu Niacin, Phosphorus, B12 và Vitamin C nhưng cũng chứa nhiều cholesterol. Thống kê cho thấy, cứ 100g óc lợn lại chứa tới 2500mg cholesterol. Con số này gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Việc ăn quá nhiều óc lợn có nguy cơ gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch.
Gan lợn
Gan lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, vitamin A, vitamin B, vitamin D, nicotilic và axid folid. Lượng vitamin A có trong gan lợn cao hơn gấp nhiều lần so với các thực phẩm như thịt, cá, trứng hay sữa.
Tuy nhiên, gan lại là bộ phận chuyển hóa, đào thải chất độc trong cơ thể lợn. Do đó, đây là nơi tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh cũng như hàm lượng độc tố nhất định. Ngoài ra, gan cũng chứa nhiều ký sinh trùng như sán và virus gây bệnh.
Đây là lý do tại sao bạn nên hạn chế ăn gan lợn. Khi mua gan lợn, bạn cần chú ý chọn loại có màu sắc tươi đặc trưng, không xuất hiện các đốm trắng, đỏ hoặc có màu sắc bất thường.
Bạn nên ngâm gan trong sữa tươi khoảng 30 phút trước khi chế biến. Việc này không chỉ giúp tẩy mùi hôi mà còn khử độc tố trong gan.
Ruột lợn
Ruột già là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau khi tiêu hóa. Đây là bộ phận mà các vi sinh vật sinh sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ có nhiều ký sinh trùng cũng như vi khuẩn gây bệnh.
Ruột lợn là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn để tránh những mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa sức khỏe.
Đinh Kim (T/h) - Người Đưa Tin Pháp Luật