4 đặc sản Quảng Nam nhất định phải thử một lần trong đời

Từ lâu, xứ Quảng đã nổi tiếng gần xa với văn hóa ẩm thực đặc sắc. Và nhắc tới đặc sản Quảng Nam không thể không kể tới mì Quảng, cao lầu, bánh tổ…

Mì Quảng

Mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng.

Mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng. Sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm.

Sợi mì làm bằng bột mỳ được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ giòn, dai. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo.

Cao lầu

                     Cao Lầu được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An.

Đây được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An. Món mì này có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mì màu vàng là do được trộn với tro một loại cây ở địa phương.

Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16 km. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột.

Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.

Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

Bánh tráng đập

 Bánh tráng đập là món ăn dân dã, rẻ tiền mà người con xứ Quảng nào cũng biết và ưa thích.

Bánh tráng đập là món ăn dân dã, rẻ tiền mà người con xứ Quảng nào cũng biết và ưa thích. Tưởng chừng như đơn giản nhưng món bánh tráng đập cần trải qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng. Người làm bánh sử dụng loại gạo tẻ thơm, độ dai vừa phải để bánh có vị ngọt bùi, mặt bánh trắng tinh, láng.

Gạo tẻ được xay nhuyễn cùng với nước sau đó bột được tráng cách thủy, dùng gáo láng bột thật mỏng rồi đậy vung lại, không để bánh quá chín. Khi bánh chín, thợ làm bánh sẽ dùng dùng thanh tre mỏng khéo léo luồn xuống phía dưới mép bánh để lấy bánh ra khỏi khuôn, tay còn lại đổ tiếp mẻ bột mới.

Ram tôm

Ram tôm thường được ăn chung với rau sống và để lại cho thực khách ấn tượng khó quên.

Ram tôm cũng là một trong những món ngon xứ Quảng hấp dẫn thực khách. Gần giống với món nem của miền Bắc, tuy nhiên thực khách sẽ cảm nhận được hương vị đặc biệt, giòn tan của ram tôm với các nguyên liệu chính như: Thịt ba chỉ, tôm đồng, bánh đa nem và các loại gia vị khác.

Khi thưởng thức ram tôm, bạn sẽ cảm nhận được độ béo ngậy, thơm của thịt, ngọt của tôm và giòn tan của vỏ ram. Món này thường được ăn chung với rau sống và để lại cho thực khách ấn tượng khó quên khi nhắc về những món ăn dân dã, quen thuộc của Quảng Nam.

Theo Lao Động