7 cách thải độc bác sĩ áp dụng để tránh ung thư, gồm việc dùng 1 loại rau diệt K cực mạnh bán đầy chợ

CTV
Nếu không muốn mắc bệnh ung thư, hãy xem bác sĩ Liu Boren bật mí 7 phương pháp thải độc để cứu mạng bạn.

Ung thư là căn bệnh mà ai cũng sợ mắc phải nhưng quả thực, xung quanh chúng ta tiềm ẩn không ít những nguy cơ làm tăng khả năng mắc căn bệnh này. Bác sĩ Liu Boren, chuyên gia y học chức năng nổi tiếng người Đài Loan (Trung Quốc), đã tiết lộ 7 phương pháp giải độc để cứu mạng trong chương trình "Yi Qi Chat Health" của Sanli News Network. 

Độc tố gây ung thư có ở khắp mọi nơi

Bác sĩ Liu Boren cảnh báo rằng môi trường xung quanh chúng ta có thể ẩn chứa chất độc gây ung thư ở khắp mọi nơi và mọi người phải cố gắng tránh xa càng nhiều càng tốt. Độc tố gây ung thư thường gặp như:

1. Hormone môi trường

Tất cả các sản phẩm nhựa, bao bì thực phẩm, chất cố định, chất kết dính, thuốc trừ sâu, sơn, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng và trang trí, kem chống nắng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, sữa tắm, kem đánh răng, phụ gia thực phẩm, chai nhựa, thuốc nhuộm quần áo, thức ăn chăn nuôi... đều có thể chứa xenohormone là các hợp chất hoạt động như một hormone gây ảnh hưởng tới hormone trong cơ thể con người. 

2. Kim loại nặng

Cadmium, asen, niken, thủy ngân, chì,... cũng có thể tồn tại trong những thực phẩm mà bạn ăn (cá bị nhiễm thủy ngân, thủy hải sản sống gần vùng nước ô nhiễm), các đồ dùng như mỹ phẩm,...

Có hai hệ thống giải độc trong cơ thể là gan và thận

Bác sĩ Liu Boren cho biết trong cơ thể có hai bộ phận giải độc giúp loại bỏ độc tố: 

1. Hệ thống giải độc gan: 

Chức năng giải độc của gan được chia thành hai giai đoạn

- Giai đoạn 1: Được xử lý bởi hệ thống gọi là cytochrome P450. Hệ thống này sẽ sử dụng các chức năng oxy hóa, khử, thủy phân, hydrat hóa, khử halogen phức tạp và các chức năng khác để chuyển chất độc thành sản phẩm trung gian tạm thời (sản phẩm trung gian lúc này sẽ độc hơn chất độc ban đầu).

- Giai đoạn thứ hai: Giải độc. Gan sẽ sử dụng glutathione, sunfat hóa, aldonic acid, methyl hóa, acetyl hóa, liên kết axit amin,... để kết hợp các sản phẩm ngộ độc trung gian và biến chúng trở thành chất hòa tan trong nước và sản phẩm đi vào máu.

2. Hệ thống giải độc thận

Các sản phẩm hòa tan trong nước được gan xử lý sẽ được trộn lẫn trong nước tiểu và đào thải ra ngoài sau khi được cầu thận lọc.

7 phương pháp giúp giải độc và thải độc suôn sẻ

Bác sĩ Liu Boren giải thích rằng quá trình giải độc và thải độc của cơ thể phải có sự khởi đầu và kết thúc trơn tru, thông suốt mới có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn chặn độc tố tích tụ và giảm nguy cơ mắc bệnh tật, bao gồm cả ung thư. Bác sĩ gợi ý 7 phương pháp để quá trình giải và thải độc cho cơ thể như sau:

1. Bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu và dùng ít thuốc không kê đơn: Hút thuốc và uống rượu sẽ làm tăng độc tố trong cơ thể, dùng các loại thuốc không kê đơn hoặc thực phẩm bổ sung không rõ nguồn gốc dễ gây tổn thương gan và thận.

2. Phát triển thói quen uống nhiều nước: Uống nước, đặc biệt là uống đủ nước không chỉ có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn đào thải các chất xấu được chuyển hóa trong cơ thể qua nước tiểu, giảm thời gian lưu trữ các chất độc trong tế bào cơ thể, từ đó có thể giảm sự xuất hiện của khối u. Người lớn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và giảm lượng nước đóng chai để tránh nuốt phải hạt nhựa.

3. Giảm tiếp xúc với các nguồn gây ô nhiễm: Hạn chế dùng túi nilon đựng thức ăn nóng, ít dùng sữa tắm để tắm, không lạm dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da, ít sử dụng các mùi hương lạ hoặc mùi thơm trong không khí, ăn ít thực phẩm chế biến sẵn và cá lớn, tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sử dụng các sản phẩm chống nắng vật lý khi bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời, ăn ít thực phẩm đóng hộp, nhớ rửa tay sau khi chạm vào giấy nhạy nhiệt hoặc đồ chơi bằng đất sét, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và không gây ô nhiễm để trang trí nội thất. Đặt máy lọc không khí ở nhà, chú ý đến thông tin thời gian thực trên ứng dụng chất lượng không khí nhớ đeo khẩu trang khi ra ngoài. 

4. Ăn nhiều rau họ cải: Ăn nhiều rau họ cải như súp lơ, bắp cải, cải xoăn, cải dầu, cải Brussels, củ cải, cải chíp, cải xanh,... có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng và nhiều bệnh ung thư khác.

Vì những loại rau này chứa các chất phytochemical như sulforaphane và isothiocyanates, được xúc tác bởi axit dạ dày, chúng sẽ tạo ra indole và các hợp chất khác có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các enzyme giải độc gan và chuyển hóa các độc tố như hormone môi trường.

Bản thân rau củ có thể có vấn đề về dư lượng thuốc trừ sâu nên khi chế biến phải rửa sạch. Các loại rau củ quả khác bao gồm tỏi, nghệ, bơ, măng tây, táo, trái cây họ cam quýt, ổi, trà xanh, củ cải đường,... đều có tác dụng hỗ trợ giải độc do chứa các chất dinh dưỡng khác nhau.

5. Vận động vừa phải và đổ mồ hôi: Đổ mồ hôi giúp đào thải độc tố. Nghiên cứu cho thấy trong mồ hôi có thể phát hiện một lượng nhỏ kim loại nặng. Tập thể dục là chất xúc tác khiến cơ thể đổ mồ hôi, kết hợp với uống nước sẽ tạo nên quá trình thải độc tốt. Với những người không dễ đổ mồ hôi thì việc tắm hoặc ngâm chân để ra mồ hôi cũng là một cách hay. Tuy nhiên, đổ mồ hôi khi tập thể dục có thể thải ra nhiều kim loại nặng như niken, asen, chì và đồng hơn so với đổ mồ hôi trong phòng tắm hơi.

6. Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc có thể thúc đẩy quá trình phục hồi gan và giúp quá trình giải độc gan hiệu quả hơn. Ngoài ra, giấc ngủ còn có thể thúc đẩy quá trình loại bỏ các chất thải ra khỏi não và giảm tổn thương não cũng như suy thoái chức năng nhận thức.

7. Kiểm soát bệnh "ba cao" và chế độ ăn giảm đường: Huyết áp cao, tiểu đường và mỡ máu cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng lọc cầu thận và làm giảm cơ chế giải độc của thận. Lượng đường trong máu và mỡ máu quá cao cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, dẫn đến giảm khả năng giải độc của gan.