Chùa Đồng
Chùa Đồng (Quảng Ninh) còn có tên là Thiên Trúc tự, tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068 m). Chùa mang vóc dáng một đài sen nở và được đúc hoàn toàn bằng đồng. Ngoài danh hiệu "Ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á", nơi đây còn được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là chùa nằm ở độ cao nhất cả nước.
Đầu tiên chùa Đồng do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17). Ngôi chùa đặc biệt ở chỗ là đã được đúc bằng đồng khác hẳn với chất liệu gỗ lim như những ngôi chùa khác của Việt Nam lúc bấy giờ. Ở giai đoạn nguyên khởi này thì ngôi chùa chỉ là một cái khám nhỏ ngay cả một người chui không lọt.
Đến năm Canh Thân 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng, tương truyền chùa bị một cơn bão làm bật mái. Sau đó, kẻ gian dỡ phần còn lại nên chỉ để có dấu tích các hố cột.
Đến năm 1930, chùa được tái tạo và phục dựng lại bằng bê tông cốt đồng trên nền cũ.
Năm 1993, Các phật tử ở hải ngoại đã đúc lại ngôi chùa mới hoàn toàn bằng đồng với kiến trúc hình chữ Đinh quen thuộc trong lối kiến trúc chùa ở Việt Nam. Tuy nhiên, chữ Đinh này lại được thiết kế theo dáng một bông sen nở.
Chùa Một Cột
Chùa Một Cột, tên chữ là Diên Hựu, được xây dựng từ năm 1049 (dưới thời vua Lý Thái Tông). Sau gần 1000 năm tồn tại, chùa được bộ VHTT & DL xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia (1962), được ghi danh trong sách kỷ lục Guiness Việt Nam “ Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”. Ngày 10/11/2012, tại Faridabad ( Ấn Độ), tổ chức Kỉ lục Châu Á đã xác nhận Chùa Một Cột là “ ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.
Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo như một đóa sen, được xây dựng giữa hồ nước thả sen, mỗi cạnh hồ 20m, có tường thấp bao xung quanh.
Hồ nước hình vuông biểu tượng cho đất , có đất, có trời hòa quyện cùng cây cối, chùa Một Cột như là nơi hội tụ tinh hoa của trời đất, vừa mang vẻ gần gũi, tinh khiết nhưng vẫn rất thanh lịch. Trong chùa, tượng đức Phật Quan Âm ngồi trên bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng ở vị trí cao nhất.
Chùa Mía
Chùa Mía (hay còn gọi là Sùng Nghiêm tự) nằm ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Chùa là nơi hội tụ quần thể di tích gồm nhiều đền, miếu, phản ánh quá trình xây dựng và gìn giữ một vùng đất giàu truyền thống lịch sử.
Theo Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất cả nước. Trong chùa hiện thờ 287 pho tượng lớn nhỏ với kiểu dáng sống động, màu sắc hài hòa.
Chùa Bái Đính
Đây là điểm du lịch hành hương du khách không thể bỏ qua khi đến Ninh Bình. Quần thể chùa Bái Đính có diện tích 539 ha, gồm 27 ha khu Bái Đính cổ, 80 ha khu Bái Đính mới được xây dựng từ năm 2003 và nhiều hạng mục khác. Bao bọc xung quanh chùa là những vòng cung núi đá vôi cao lớn, kỳ vĩ.
Chùa được trung tâm kỷ lục châu Á vinh danh với 2 kỷ lục là "Ngôi chùa có hành lang La Hán dài nhất" và "Tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất"
Chùa Linh Phước
Chùa Liên Phước cách trung tâm Đà Lạt (Lâm Đồng) khoảng 8 km. Chùa còn có tên Ve Chai bởi các công trình trong khuôn viên đều được khảm bằng những mảnh chai, sành, sứ đầy màu sắc và có họa tiết độc đáo.
Trước sân chùa là toà Linh Tháp có độ cao 37 m, gồm 7 tầng. Đây cũng là tháp chuông cao nhất ở Việt Nam.
Chùa Hội Khánh
Hội Khánh là ngôi cổ tự nổi tiếng ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 18 (1741), là một công trình tôn giáo mang tính chất lịch sử và mỹ thuật cao.
Năm 2013, chùa Hội Khánh đón nhận kỷ lục "Tượng Phật nhập Niết bàn nằm trên mái chùa dài nhất châu Á". Bức tượng dài 52 m, cao 12 m, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m.
Chùa Tây Tạng
Chùa Tây Tạng tọa lạc ở một ngọn đồi xung quanh phủ kín bóng cây xanh mát tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập đây là "Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất". Bức tượng được chế tác năm 1982, cao gần 3 m.