1. Khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi
Việc ăn quá nhiều rau xanh sẽ bổ sung dư thừa lượng chất xơ cần thiết làm cho cơ thể khó tiêu hoá hơn. Dư thừa chất xơ cũng có khả năng làm giảm khả năng hấp thụ canxi và kẽm của cơ thể. Thậm chí, đối với những bệnh nhân bị xơ gan, ăn quá nhiều rau có thể dẫn đến chảy máu dạ dày khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn.
2. Gây tiêu chảy
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong tốc độ chuyển hóa ở ruột, trong trường hợp bạn ăn quá nhiều chất xơ sẽ đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa ở ruột đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy.
3. Gây táo bón
Không chỉ có khả năng gây tiêu chảy mà ăn quá nhiều rau xanh cũng có thể khiến bạn bị táo bón. Chất xơ gồm có hai loại, nếu như lượng chất xơ không hoà tan lớn là nguyên nhân gây ra tiêu chảy thì chất xơ hoà tan là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Khi nạp quá nhiều chất xơ hoà tan vào cơ thể, lượng chất xơ hoà tan dư thừa sẽ tích tụ và hấp thụ tất cả các chất lỏng bên trong ruột gây ra tình trạng mất nước, dẫn đến táo bón.
4. Tiểu đường
Một số loại rau như mồng tơi, rau má có tác dụng thanh nhiệt và giải độc nhưng ăn quá nhiều chúng lại làm cho hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao gây nguy hiểm đối với người bị bệnh tiểu đường.
5. Mất nước
Chất xơ hấp thụ nước từ ruột, nếu bạn ăn quá nhiều rau xanh đồng nghĩa với việc có quá nhiều chất xơ trong ruột chất xơ sẽ hấp thụ toàn bộ nước từ ruột và dẫn đến mất nước, vừa gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đồng thời khiến cơ thể mệt mỏi.
6. Trào ngược acid dạ dày
Ăn rau xanh thực tế giúp làm giảm các vấn đề trào ngược acid dạ dày, tuy nhiên khi bạn ăn quá nhiều rau xanh dẫn đến dư chất xơ và hậu quả là gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến hiện tượng trào ngược acid dạ dày.
7. Sỏi thận
Do hầu hết các loại rau xanh đều có tính kiềm. Chất này khi kết hợp với các thực phẩm nhiều canxi sẽ tạo ra sỏi trong cơ thể. Vì thế mà những người có bệnh thận mãn tính hay suy thận không nên ăn nhiều rau, đặc biệt là cải bó xôi, cần tây, cà chua…
8. Thiếu chất
Ăn quá nhiều rau và quên bổ sung cá, thịt,… sẽ khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng. Ăn uống kiểu này lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein và axit béo của cơ thể, gây suy dinh dưỡng. Ngoài ra chất xơ trong rau xanh cũng gây ức chế quá trình hấp thụ sắt, dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến cho cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu thậm chí ngất xỉu, đột quỵ.
Ăn bao nhiêu rau xanh là đủ?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo thì mỗi ngày, bạn nên tiêu thụ tối đa là 400gr rau xanh. Nếu như bạn ăn ít hơn hoặc nhiều hơn lượng quy định trên thì đều không có lợi cho sức khỏe.
Như vậy có thể thấy bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như: carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, chất béo và chất xơ để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hoạt động khỏe mạnh.
Dù bạn có áp dụng chế độ giảm cân thì cũng không nên chỉ bổ sung chất xơ mà cắt hoàn toàn chất béo và tinh bột ra khỏi chế độ ăn uống, đây được coi là phương pháp thiếu khoa học.